Multimedia Đọc Báo in

Đừng mang cảm xúc tiêu cực lên mạng xã hội

11:08, 13/12/2020

Mạng xã hội Facebook ngoài việc cung cấp thông tin, kết bạn, liên lạc… còn là nơi để những cá nhân trải bày nỗi niềm của mình.

Tuy nhiên, có nhiều bạn trẻ thường đăng trên Facebook những dòng status (trạng thái) ủy mị, đau khổ, oán thán, căm giận...  Ví dụ: “Ông trời ơi sao con khổ thế này?”, “Cuộc đời này bất công quá, sao không cho con chết đi”, “Cứ mỗi khi đêm về là em lại buồn, nhớ”, “Lòng người thật dối trá”, “Mày tàn nhẫn với tao thì đừng trách sao tao ác với mày”, “Không thể bước đi tiếp vì đã quá mệt mỏi”… Thật sự có nên chăng? Cuộc đời này đâu phải lúc nào cũng u ám? Niềm vui không tự nhiên đến mà do chúng ta tạo ra, vì vậy hãy cố xây dựng niềm vui để đời thăng hoa. Xấu, đẹp, đau, ốm, trẻ, khỏe, thấp, cao... không phải là vấn đề mà vấn đề ở chỗ ta có chấp nhận nó không.

Ảnh Internet
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Nỗi buồn ai chẳng có, nhưng lên Facebook than thở, oán thán không phải là giải pháp để xoa dịu ta, thậm chí còn khiến ta đau hơn bởi những cái like, comment, icon muôn vẻ. Mặt khác, chúng ta lại tạo cho cộng đồng mạng một bức tranh đau thương, ủy mị, nhạt nhẽo, xám xịt. Thử tưởng tượng trang Facebook toàn ca thán, sầu não thì có ai muốn lên mạng nữa đây? Từ đó dẫn đến việc bạn bè mạng xa lánh, chán ngán. Đau thương vẫn hoàn đau thương. Bởi người ta cảm thông, chia sẻ với bạn một hai lần, chứ không thể đồng hành với bạn cả hành trình dài nếu như bạn không chịu thay đổi. Buồn ít thôi, đau tí thôi, sầu vừa vừa thôi, chán chút chút thôi rồi để mây trời cuốn đi.

Xin hãy vui khi đời còn cho phép. Cuộc sống này không dài như chúng ta nghĩ đâu. Ngắn ngủi lắm, chớp mi cái thôi là đã tóc bạc, da nhăn. Đừng sống một cuộc đời lãng phí. Đến khi về già, ngồi ngẫm lại nuối tiếc thời son trẻ. Lúc đó muốn thay đổi đã quá muộn màng!

Trần Thái Học


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.