Multimedia Đọc Báo in

Ồ ạt khai thác cát trên sông Sêrêpốk

14:05, 09/06/2017

Sau khi huyện Krông Ana siết chặt việc quản lý và khai thác cát dọc sông Krông Na và thượng nguồn sông Sêrêpốk, hầu hết các đơn vị, cá nhân khai thác cát trái phép ở đây đã đổ dồn sang phía buôn Cháy, huyện Krông Nô (Đắk Nông) để tiếp tục khai thác.

Từ đó, nơi ngã ba sông Krông Na – Krông Nô hợp lưu vào dòng Sêrêpốk trở nên nhộn nhịp cảnh tàu thuyền  hút, vận chuyển và tập kết cát để cung cấp cho thị trường của 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.

Phóng viên Đắk Lắk điện tử ghi lại một số hình ảnh khai thác, vận chuyển cát trên dòng sông này:

Dừng tàu...
Khu vực Buôn Cháy (huyện Krông Nô, Đắk Nông) là nơi diễn ra hoạt động khai thác cát sôi động và thường xuyên

 

Hút cát...
Những chiếc tàu lớn, bé chở đầy ắp cát...

 

Thuyền lớm...
vào ra liên tục trên sông Krông Nô để đưa cát về điểm tập kết

 

Chở cát...
Một tàu chở cát chuẩn bị cập bến và tập kết cát tại thôn Quỳnh Ngọc (xã Ea Na, huyện Krông Ana - Đắk Lắk)  

 

Tập kết...
Từ điểm tập kết này, cát được đưa đi các nơi tiêu thụ 

Được biết, hiện các đơn vị chuyên khai thác các ở khu vực trên là các Hợp tác xã: Đoàn Kết, Phúc Lợi, Phú Bình, Trung Thiện và Xuân Bình. Theo ông Y Hương, Phó chủ tịch UBND huyện Krông Ana, số doanh nghiệp này có được cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông cấp phép hay không, quản lý cũng như giám sát ra sao thì chính quyền địa phương không rõ vì không có thẩm quyền (!?).
                                                                                                  

Đình Đối
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.