Multimedia Đọc Báo in

Nhiều điểm mới trong dự thảo tín dụng đối với người nghèo

08:37, 27/04/2011

Dự thảo Nghị định của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đang được các cơ quan liên quan lấy ý kiến đóng góp có rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành.

 

a
Nhiều học sinh-sinh viên nghèo được tiếp tục đến trường nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách (Ảnh minh họa)

Điểm mới quan trọng là Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi khái niệm tín dụng chính sách xã hội. Theo quy định hiện hành "Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống...". Quy định như trên không khuyến khích việc huy động các nguồn lực tài chính của tổ chức, cá nhân và các thành phần kinh tế khác tham gia vào công cuộc cho vay xóa đói giảm nghèo. Điều này dẫn đến hạn chế khả năng huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), phần lớn nguồn vốn là của Nhà nước, gây bị động và tạo sức ép về vốn lên các cơ quan quản lý nhà nước.
Vì vậy, Bộ Tài chính đã dự thảo theo hướng bổ sung thêm việc huy động các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế để tham gia vào công cuộc cho vay xóa đói giảm nghèo.
Về mức vốn vay tín dụng CSXH, Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi quy định về mức vốn cho vay theo hướng: "mức vốn cho vay do Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH quyết định trên cơ sở nhu cầu vay vốn của người và nguồn vốn có thể huy động được trong từng thời kỳ" cho phù hợp với thực tiễn. Riêng cơ chế điều hành lãi suất đề nghị sửa đổi theo hướng, "về nguyên tắc xác định lãi suất cho vay không thấp hơn lãi suất huy động bình quân cộng với chi phí hoạt động của NHCSXH. Lãi suất cho vay được xác định cụ thể cho từng đối tượng vay vốn có tính đến khả năng tài chính của người vay và mức độ ưu đãi cho các đối tượng khác nhau"…

L.N

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.