Multimedia Đọc Báo in

NHNN yêu cầu đẩy mạnh cho vay sản xuất lương thực, thực phẩm

09:47, 16/08/2011

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) đẩy mạnh cho vay phục vụ sản xuất lương thực, thực phẩm. 

 

a

Hiện không ít cơ sở chăn nuôi đang khó khăn về vốn đầu tư con giống, chuồng trại

Cụ thể, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vốn cho sản xuất - kinh doanh, ưu tiên vốn cho sản xuất nông nghiệp, góp phần duy trì, mở rộng sản xuất để bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho thị trường, bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn giá cả các mặt hàng lương thực thực phẩm. Các NHTM chủ động cân đối nguồn vốn cho sản xuất nông nghiệp, nhất là các cơ sở chăn nuôi theo quy định hiện hành với lãi suất hợp lý. Ưu tiên cho vay đối với cơ sở chăn nuôi, các dự án, phương án sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với lưu thông lương thực, thực phẩm đến các khu vực tiêu dùng đông dân cư. Có chính sách điều hòa, ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn để cho vay cơ sở chăn nuôi, các địa bàn trọng điểm, có nhu cầu cấp bách về vốn để thực hiện đầu tư, tạo vùng và vành đai thực phẩm, rau xanh gắn với phương án lưu thông, phân phối có hiệu quả đã được UBND các tỉnh, thành phố phê duyệt. Mặt khác, các NHTM cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay, kịp thời phát hiện và xử lý các khó khăn vướng mắc phát sinh theo thẩm quyền, trường hợp khách hàng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thì thực hiện cơ cấu lại nợ, xử lý nợ vay bị thiệt hại và tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng được tiếp tục vay vốn để duy trì và mở rộng sản xuất theo quy định hiện hành…

Thống đốc cũng đề nghị các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nắm bắt kịp thời tình hình cho vay vốn của các NHTM đối với khách hàng vay vốn theo nội dung trên và thực hiện hỗ trợ giải quyết khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp

L.N

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.