Multimedia Đọc Báo in

Tạo điều kiện thực hiện hiệu quả hơn chính sách tín dụng ưu đãi

04:56, 17/04/2013

Đó là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).

Vốn tín dụng chính sách đã giúp nhiều hộ gia đình nghèo, chính sách có thêm điều kiện tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống (ảnh minh họa)
Vốn tín dụng chính sách đã giúp nhiều hộ gia đình nghèo, chính sách có thêm điều kiện tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống (ảnh minh họa)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành liên quan tập trung xem xét, giải quyết hợp lý, kịp thời những đề xuất, kiến nghị của NHCSXH, tạo điều kiện thực hiện tốt hơn và hiệu quả hơn chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, NHNN nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính và tăng tính chủ động của NHCSXH để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn vay của các đối tượng chính sách. Từng bước tăng tỷ lệ vốn cấp cho NHCSXH thông qua các hình thức; nghiên cứu đề xuất giao định mức chi phí quản lý cho NHCSXH và nâng mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để tạo tính chủ động cho NHCSXH.
Các địa phương cần dành một phần nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách địa phương hằng năm để ủy thác cho NHCSXH cho vay đối với các đối tượng chính sách, góp phần tăng cường nguồn vốn tín dụng giảm nghèo tại địa phương.
Các cấp ủy, tổ chức chính trị-xã hội, chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong việc lồng ghép có hiệu quả các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và các hoạt động của các hội, các đoàn thể nhằm giúp người vay sử dụng tín dụng có hiệu quả, thoát nghèo bền vững. Các tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác vay vốn bảo đảm việc cho vay đúng đối tượng, đúng chính sách, đồng thời phối hợp với NHCSXH trong việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng.

Theo Chinhphu.vn


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.