Multimedia Đọc Báo in

Liên kết để thúc đẩy phát triển du lịch trong ASEAN

16:29, 16/04/2010

Du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước ASEAN. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, việc liên kết để thúc đẩy thị trường tiềm năng này được xem là mục tiêu trọng tâm, đồng thời cũng là định hướng phát triển trong tương lai.

Lạc cảnh Đại nam Văn hiến (Bình Dương), khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á
Lạc cảnh Đại nam Văn hiến (Bình Dương), khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á

Năm 2009, ASEAN đã đón gần 63 triệu lượt khách, trong đó khách du lịch nội khối chiếm 40% lượng khách du lịch quốc tế tới khu vực. Tổng thu nhập du lịch của các nước ASEAN năm 2009 đạt 57 tỷ đôla.
Riêng đối với Việt Nam, mỗi năm đón khoảng 1,35 triệu lượt khách quốc tế , trong đó lượng khách đến từ các nước ASEAN chiếm gần 17%. Ngay trong năm 2010, ngành du lịch Việt Nam cũng coi trọng tăng cường đầu tư cho thị trường này. Vì vậy, phát triển du lịch ASEAN có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong năm Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN.

dd8Nha-Trang1.jpg
Vịnh Nha trang, một trong những vịnh đẹp nhất thế giới

Tuy nhiên, ngành Du lịch thế giới cũng như của ASEAN đang phát triển trong tình hình diễn biến phức tạp, đòi hỏi ngành du lịch các thành viên ASEAN cần tăng cường nỗ lực hợp tác tập thể, nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng sản phẩm du lịch hấp dẫn, thúc đẩy du lịch nội khối và du khách đến từ nước thứ 3, đề xuất những sáng kiến mới thúc đẩy nền du lịch khu vực lên tầm cao hơn.

vietnam_1280_992p7ih9j.jpg
Vịnh Hạ Long, thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam

Theo đánh giá, các nước ASEAN có lợi thế về đường biển, bãi biển đẹp, khí hậu tốt, các cảng biển gần nhau, đây là điều kiện tốt để phát triển lĩnh vực du lịch biển. Không những thế, giao thông thuận tiện, nhiều nét văn hóa tương đồng, có nhiều di sản tự nhiên và nhân văn, đây cũng là những yếu tố thuận lợi để các nước ASEAN hợp tác phát triển và bổ sung cho nhau, liên kết xây dựng các sản phẩm du lịch, các tuyến du lịch hấp dẫn. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của các hãng hàng không quốc gia trong khu vực và nhất là hãng hàng không giá rẻ là động lực thúc đẩy sự đi lại của du khách. Các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á trong khu vực đang dần hoàn thiện và việc cải tiến thủ tục xuất nhập cảnh cũng tạo điều kiện đi lại giữa các nước trong khu vực ASEAN và thúc đẩy tăng trưởng khách du lịch.

e631c15db0f240838c343b37ed30c632.jpg
Lễ hội văn hóa, một trong những thế mạnh của du lịch Việt Nam

Tuy nhiên, để khai thác những tiềm năng, lợi thế này thì cần đẩy mạnh liên kết từ quy hoạch phát triển, đến khai thác các sản phẩm du lịch, phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, quảng bá, xúc tiến du lịch cũng như đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.

Lê Hương (Tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc