Multimedia Đọc Báo in

10 sai lầm các bà mẹ thường gặp khi chăm sóc bé

16:35, 20/03/2011

1. Cho trẻ ngủ chung giường
Theo một nghiên cứu mang tên National Infant Sleep Position State (Nghiên cứu về tư thế ngủ ở trẻ sơ sinh), các nhà khoa học Mỹ phát hiện thấy tại một số quốc gia, nhất là ở châu Á thường có thói quen cho trẻ ngủ chung giường, điều này có cả mặt lợi lẫn hại . Riêng Mỹ, tỷ lệ cho trẻ ngủ chung giường đang có chiều hướng gia tăng, từ 5% (1993) lên 12,8% (2009). Cũng theo nghiên cứu trên, trẻ ngủ chung giường với bố mẹ có tỷ lệ mắc bệnh ngạt thở cao gấp hơn 40 lần so với trẻ ngủ riêng. Để hạn chế những rủi ro này, nên cho trẻ ngủ cũi để bên cạnh hoặc nếu cho ngủ chung thì giường cứng, ít gối đệm để tránh ngạt thở.

2. Gường ngủ để đầy đồ ăn thức uống
Đặc biệt là các loại đồ uống như sữa, nước hoa quả, nước uống có gas. Thực ra thì đây là việc làm tạm bợ, tiện cho việc cho con cái ăn trong khi ngủ nhưng mặt trái của nó là tạo ra tình trạng viêm nhiễm khuẩn hốc chân răng, đặc biệt là khi dùng uống ngọt, sữa, hoa quả. Theo nghiên cứu, thời gian các bữa ăn hay uống trong đêm ở trẻ tiết ra ít nước bọt, mức độ viêm nhiễm do axít gây ra rất cao, cách tốt nhất là hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt trong đêm.

3. Sử dụng đồ chơi "secondhand"
 Lý do chính của việc sử dụng đồ chơi "secondhand", đồ chơi thu hồi là rẻ, nhưng mặt trái là có chứa nhiều hoá chất độc hại không có lợi cho sức khỏe trẻ nhỏ, đặc biệt khi trẻ ngậm vào miệng, làm cho hóa chất ngấm vào cơ thể, làm chậm sự phát triển thần kinh, trí não, nhất là thuỷ ngân và chì. 

4. Cho trẻ xem nhiều DVD
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng cho trẻ xem nhiều thiết bị nghe nhìn sẽ giúp trẻ tăng cường tính thông minh, giúp não phát triển nhưng theo nghiên cứu thì điều này không phải như vậy, thậm chí còn có tác dụng ngược. Ví dụ trẻ dưới 2 tuổi xem phim đĩa DVD quá nhiều, khi trưởng thành sẽ gia tăng tính thù địch, học hành sút kém, các kỹ năng ngôn ngữ phát triển chậm hơn so với nhóm xem ít hoặc không xem thiết bị nghe nhìn này. Vì lý do trên nên duy trì thời lượng trẻ xem tivi, DVD hợp lý, hạn chế xem những phim bạo lực, phim không hợp với độ tuổi của trẻ nhỏ.

5. Cho trẻ vào giỏ chứa đồ khi đi chợ
Đây là thói quen thường gặp ở các bà mẹ khi cho trẻ đi chợ, cho trẻ ngậm núm vú giả và đặt chúng vào giỏ xe hay xe mua hàng. Đây là phương án không an toàn, gây rủi ro, nhất là khi lật ngã.

6. Cho trẻ dùng vật sắc nhọn
Rất đa dạng như bút chì, kim, dao nhọn, thìa nĩa... và là thủ phạm gây chấn thương tử vong. Hạn chế cho trẻ sử dụng những vật dụng này, kể cả những vật dụng tròn, dài, vừa miệng trẻ bởi rất dễ nuốt vào bụng.

7. Chậm trễ hoặc bỏ qua tiêm phòng vắcxin cho trẻ
Nhiều người thường quên, hoặc không tiêm phòng vắcxin cho trẻ, nhất là vắc xin MMR (sởi, quai bị và Rubella) vì nghe đồn gây bệnh tự kỷ, hoặc quên tiêm phòng đúng lịch, đúng chủng loại, sau đó tiêm "truy lĩnh" hoặc tự tiêm theo đồn đại, theo dư luận bạn bè. Theo khuyến cáo của chuyên môn, các bà mẹ cần tiêm phòng vắcxin cho trẻ theo đúng lịch, liều lượng thời gian theo khuyến cáo của chuyên môn để giúp trẻ phòng tránh những căn bệnh nan y khi có dịch bùng phát.

8. Để trẻ một mình trong xe ô tô hay ở nhà
Đây là cách làm tùy tiện gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ như bị ngộ độc trong xe, bị chấn thương gây nên bởi các đồ vật trong gia đình, bị chết đuối.. và khi phát hiện ra là đã quá muộn. Để hạn chế những rủi ro không đáng có này thì không nên để trẻ nhỏ trong xe, ở nhà một mình.. dù chỉ là thời gian ngắn. Nên theo dõi trẻ và phải có người lớn trông coi cẩn thận.

9. Không đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông
Đây là lỗi thứ 9 thường gặp ở các bà mẹ khi cho trẻ tham gia giao thông, kể cả khi ngồi trong ôtô lẫn đi xe máy. Nên thực hành đúng quy định của giao thông, dạy trẻ cách đội mũ và sử dụng các phương tiện an toàn giao thông ngay từ khi còn nhỏ để tạo thói quen tốt ngay từ khi còn nhỏ cho trẻ.

10. Tự để trẻ tắm
Lỗi thường thấy là để trẻ trong bồn tắm hoặc trong phòng tắm mà không quan tâm, nên gây ra nhiều vụ tai nạn thương tâm, kể cả chết đuối, bỏng, chết ngạt khi bồn tắm đầy nước vì trẻ quá nhỏ không biết xử lý. Vì lý do an toàn khi tắm cho trẻ, người mẹ nhất thiết phải trực tiếp thực hiện hay do vú em, người lớn đảm nhận.

Khắc Nam (Theo LC- 27/9/2010)

 


Ý kiến bạn đọc