Multimedia Đọc Báo in

Đã có vắc xin cai nghiện ma túy

13:46, 27/06/2012

Đội ngũ các nhà nghiên cứu thuộc Weill Cornell Medical College (New York) đã phát triển thành công vắc xin cai nghiện ma túy. Đây được xem là phương pháp điều trị mới để chống lại việc gây nghiện.
 
Loại vắc xin đầu tiên sử dụng các loại vi rút vô hại để kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể trước một phân tử giống như cocaine. Từ đó, sản xuất ra kháng thể cocaine. Vắc-xin này đã được thử nghiệm trên khỉ và thu được phản hồi rất tích cực. Bốn tháng sau khi tiêm vắc xin, những con khỉ đã dần cai nghiện được. Loại vắc xin thứ hai sử dụng phương pháp gen trị liệu. Các nhà khoa học đã tiêm một loại vi rút vào các tế bào gan của chuột. Từ đó, các tế bào này bắt đầu sản xuất ra các kháng thể chống cocaine. Kết quả cho thấy, tác dụng cai nghiện của vắc xin này kéo dài ít nhất 17 tuần.

Trong cả hai trường hợp, các kháng thể được tạo ra bởi cả hai loại vắc xin này đều làm việc một cách rất hiệu quả và nhanh chóng, đủ để tìm ra ma túy khi nó xâm nhập vào hệ thống. Đây là một yếu tố rất quan trọng vì tính gây nghiện của ma túy là do hiệu ứng sinh lí được tạo ra trong não. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng lo ngại rằng những người nghiện ma túy sẽ mua vắc xin với số lượng lớn nhằm thoát khỏi cơn nghiện càng sớm càng tốt. Việc này có thể làm vắc xin mất tác dụng.

Hiện nhóm nghiên cứu vẫn đang làm việc để kiểm tra độc tính của vắc xin khi thử nghiệm ở động vật trước khi họ có thể chuyển sang thử nghiệm trên người. Ronald Crystal, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết, nghiện ma túy là một tệ nạn xã hội và rất khó ngăn chặn. Nếu phát triển thành công vắc xin chống nghiện thì điều đó sẽ có một xã hội rất tích cực. Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ tiến hành thử nghiệm vắc xin này ở người trong vòng một năm tới.

K.O (nguồn khoahoc.com.vn)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.