Multimedia Đọc Báo in

Thuốc trúng thầu không được cao hơn giá bán buôn

10:12, 04/06/2012

Thuốc trúng thầu không được cao hơn giá bán buôn là một trong những nội dung chính của Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19-1-2012 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế có hiệu lực từ ngày 1-6.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, đơn vị tổ chức đấu thầu phải tham khảo bốn loại giá, gồm ba báo giá hoặc hóa đơn bán hàng của ba nhà cung cấp, giá bán buôn kê khai, kê khai lại và giá thuốc trúng thầu 12 tháng trước đó đăng tải trên trang tin điện tử của Cục Quản lý dược. Nếu mặt hàng thuốc đó chưa được công bố giá tối đa thì chỉ xét duyệt khi mặt hàng thuốc đó có giá không được cao hơn giá bán buôn kê khai hoặc kê khai lại đang còn hiệu lực. Giá trúng thầu của từng mặt hàng thuốc không được cao hơn giá của mặt hàng thuốc đó trong kế hoạch đấu thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp phải đảm bảo nhu cầu thuốc cho điều trị thì thủ trưởng đơn vị được xem xét chọn nhà thầu nhưng giá thuốc trúng thầu không vượt giá tối đa của mặt hàng thuốc đó được công bố tại thời điểm gần nhất của Bộ Y tế.

Điểm mới đáng chú ý theo thông tư là yêu cầu cơ sở y tế phân chia gói thầu và chấm thầu theo nhóm, gồm nhóm thuốc sản xuất tại các nước châu Âu được điều phối bởi Cơ quan Quản lý thuốc châu Âu EMA và tương đương, nhóm thuốc sản xuất tại cơ sở đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế thế giới, do Bộ Y tế xác nhận và nhóm thuốc không thuộc các nhóm này. Thông tư vẫn cho phép hình thức đầu thầu tập trung tại sở y tế hoặc tại bệnh viện riêng lẻ như hiện hành. Tuy nhiên giá trúng thầu không được cao hơn giá thuốc tối đa do Bộ Y tế công bố hoặc giá trúng thầu 12 tháng gần nhất được Cục Quản lý dược cập nhật.

K.O (tổng hợp)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.