Multimedia Đọc Báo in

Đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu về chứng bại liệt

16:06, 01/07/2012

Một nhóm các nhà thần kinh học làm việc tại Trường Đại học Northwestern ở thành phố Chicago, Mỹ vừa tạo một bước đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu về chứng bại liệt sau khi công bố kết quả nghiên cứu về khả năng phục hồi vận động cơ bắp của một con khỉ bị liệt.

Mục đích của cuộc nghiên cứu là tìm ra phương pháp giúp người bị liệt do tổn thương tủy sống điều khiển được chân và tay của họ. Để mô phỏng việc bị tổn thương tủy sống, các nhà khoa học làm tê liệt cánh tay của con khỉ bằng thuốc gây mê. Điều này khiến nó không thể đưa được quả bóng vào miệng ống. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học bật công tắc của một thiết bị kết nối giữa các điện cực trong não của con khỉ với máy tính và các điện cực trong cơ bắp ở cánh tay của con khỉ thì nó làm được.

Cuộc thí nghiệm cho thấy, việc kết nối ý nghĩ với cơ bắp được thực hiện nhờ một máy tính và các điện cực nhỏ mà không cần thông qua tủy sống. Nhóm nghiên cứu cho biết, có một con chip nhỏ chứa 100 điện cực nhỏ như sợi tóc được ghép trong não của con khỉ. Các điện cực phát hiện xung lực từ các tế bào thần kinh và truyền dữ liệu đến một bộ khuếch đại đặt trên đầu của con khỉ. Dữ liệu khuyếch đại sau đó được gửi đến một máy tính và hiển thị dưới dạng biểu đồ sóng trên màn hình. Nhóm nghiên cứu hy vọng, dựa vào các dữ liệu phân tích sâu hơn nữa, họ sẽ sớm tìm ra cách để giúp những người bị liệt.

K.O (nguồn VOV)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.