Multimedia Đọc Báo in

60% trong số 400 mẫu dược liệu không đạt chuẩn

14:58, 10/10/2012

60% mẫu trong gần 400 mẫu dược liệu được lấy tại các bệnh viện, khoa y học cổ truyền chưa đạt chất lượng theo Dược điển Việt Nam và 20 vị thuốc có sự nhầm lẫn, trộn hóa chất. Đây là kết quả kiểm nghiệm chất lượng dược liệu vừa được Bộ Y tế công bố.

Qua kiểm tra định tính, định lượng và tạp chất đối với gần 400 mẫu dược liệu cho thấy, 60% mẫu chưa đạt chất lượng theo Dược điển Việt Nam và 20% vị thuốc có sự nhầm lẫn gữa các loại, trộn lẫn hóa chất độc hại và hàm lượng hoạt chất đạt thấp. Đặc biệt, có 3 loại dược liệu nhập khẩu từ Trung Quốc là Bạch linh, Thỏ ty tử và Hồng hoa bị làm giả rất nhiều. Kết quả xét nghiệm mẫu Bạch linh cho thấy, 80% được làm từ cacbonnat, Thỏ ty tử được trộn bằng xi măng và Hồng Hoa phát hiện chất gây ung thư và có cả những hóa chất nhưng chưa phát hiện ra loại hóa chất gì.

Kết quả kiểm tra cho thấy, có nhiều vị thuốc y học cổ truyền không bảo đảm chất lượng hiện đang sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh tập trung chủ yếu vào các loại được sử dụng thường xuyên và không có ở Việt Nam. Một số vị thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp như: Đẵng sâm, hoàng cầm, khương hoạt, hà thủ ô đỏ, hoàng bá, đan sâm, ngưu tất, nhục thung dung.

Theo TS Trần Thị Hồng Phương, Phó vụ trưởng Vụ Y dược cổ truyền, Bộ Y tế,  việc quản lý chất lượng dược liệu hiện nay khó khăn vì nguồn dược liệu nhập khẩu từ Trung Quốc về chưa kiểm soát được, nên việc kiểm soát dược liệu chỉ tập trung chủ yếu là phổ biến kiến thức cho các đơn vị cung ứng và người sử dụng nhận biết thuốc. Các cơ sở khám chữa bệnh cần phải củng cố lại việc nhập thuốc, phải có kiến thức phân biệt thật giả. Tuy nhiên, hiện có những dược liệu trộn hóa chất, hay trộn những chất mà chính Viện kiểm nghiệm chưa xác nhận là loại gì.

Đại diện Bộ Y tế cho biết, hiện trong nước đã có một số vị thuốc nam có thể thay thế các vị thuốc nhập khẩu từ Trung Quốc, vì vậy các cơ sở nên xem xét để sử dụng thay thế. Bộ Y tế đã có công văn gửi các sở Y tế để tiếp tục lấy mẫu các loại dược liệu có nguy cơ không đảm bảo chất lượng để kiểm nghiệm. Bộ cũng sẽ tiến hành tập huấn cho các bệnh viện y học cổ truyền về dấu hiệu nhận biết các loại dược liệu này.

K.O (nguồn VTV)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.