Multimedia Đọc Báo in

Trường Quân sự địa phương: Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo

08:51, 19/06/2013

Những năm qua, Trường Quân sự địa phương đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp đồng bộ nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, góp phần xây dựng nhà trường vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Ban Giám hiệu Trường Quân sự địa phương trao chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho đối tượng 3, năm 2013.
Ban Giám hiệu Trường Quân sự địa phương trao chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho đối tượng 3, năm 2013.

Trường Quân sự địa phương đảm nhận công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho đối tượng 3; tổ chức các lớp trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự  cho đội ngũ chỉ huy Ban Chỉ huy Quân sự các xã, phường, thị trấn; đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan dự bị và phối hợp với các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng dạy nghề thực hiện việc giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên. Trung bình mỗi năm Trường được giao kế hoạch tổ chức 8-10 khóa bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho đối tượng 3 (trưởng, phó phòng và các chức danh tương đương của các sở, ban ngành cấp tỉnh; các viện, tổ chức sự nghiệp thuộc khối bộ, ngành trung ương đứng chân trên địa bàn tỉnh; chủ nhiệm, phó chủ nhiệm khoa và tương đương của các trường cao đẳng nghề, cao đẳng, đại học) và đào tạo 1-2 khóa sĩ quan, hạ sĩ quan dự bị. Khối lượng công việc nhiều, yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi ngày càng cao, trong khi đội ngũ cán bộ, giáo viên còn thiếu, chất lượng không đồng đều. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất còn thiếu, phòng học, mô hình học cụ huấn luyện, nhất là thao trường huấn luyện chiến thuật-kỹ thuật chiến đấu bộ binh chưa được đầu tư cơ bản… những yếu tố trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo, dạy và học của nhà trường. Song những năm qua tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường đã phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chỉ tính trong 5 năm (2008-2013), nhà trường đã tổ chức được 52 khóa bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho đối tượng 3, với tổng số trên 2.100 học viên; phối hợp tổ chức các lớp giáo dục quốc phòng cho trên 3.000 học sinh, sinh viên; hoàn thành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cho 100% đội ngũ chỉ huy trưởng, chỉ huy phó Ban Chỉ huy Quân sự các xã, phường, thị trấn. Để có được những kết quả đáng ghi nhận trên, theo Thượng tá Trần Văn Sánh, Chính ủy Trường Quân sự địa phương, bên cạnh việc tập trung đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giảng dạy theo mục tiêu “Đại học hóa” 100% đội ngũ cán bộ giảng dạy, nhà trường còn đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng giảm thời gian lên lớp, tăng giờ thực hành, thực tập; kết hợp giữa truyền thụ kiến thức với gợi mở vấn đề và áp dụng phương tiện kỹ thuật vào giảng dạy. Theo đó căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng các đối tượng đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh phê duyệt từ đầu năm, nhà trường chủ động tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, phân công giáo viên đảm nhận bài giảng chuẩn bị thục luyện, đáp ứng tốt nhu cầu dạy học. Trong đó từng ban, khoa, bộ phận tập trung cải tiến nội dung, chương trình, không ngừng hoàn thiện, chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo trình, tài liệu giảng dạy, đồng thời áp dụng từng phương pháp truyền đạt phù hợp với trình độ tiếp nhận của từng đối tượng. Quá trình dạy và học, nhà trường bám sát phương châm “cơ bản, hệ thống, thống nhất chuyên sâu”, gắn lý thuyết với thực hành nhằm khuyến khích, phát huy tính chủ động, tư duy của học viên thông qua việc gợi mở những vấn đề liên quan thiết thực đến lĩnh vực, cương vị học viên đang công tác, học tập. Nhà trường cũng đã duy trì nghiêm việc thảo luận tổ, nhóm và tổ chức đánh giá, kiểm tra, kết thúc khóa học theo “3 thực chất” (dạy thực chất, học thực chất và đánh giá đúng thực chất), qua đó giúp người học củng cố, rèn luyện các kỹ năng cần thiết, khi ra trường biết vận dụng những kiến thức đã được trang bị vào chức trách, nhiệm vụ được giao.

Trong điều kiện kinh phí còn hạn hẹp, song với mục tiêu tạo mọi điều kiện tốt nhất, đáp ứng nhu cầu học tập cho học viên, trên cơ sở ngân sách được cấp hằng năm, nhà trường đã phân bổ kinh phí cho các khoa, ban đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ công công tác dạy và học một cách hợp lý, hiệu quả, đúng mục đích. Trong 5 năm qua, từ nguồn kinh phí được cấp trên 4 tỷ đồng, nhà trường đã hoàn thành khâu quy hoạch cơ bản hệ thống giảng đường, chuẩn hóa các phòng thư viện điện tử, phòng làm việc của các ban, khoa; đầu tư xây dựng khuôn viên, cảnh quan môi trường chính quy xanh-sạch-đẹp cũng như tập trung xây dựng sửa chữa thao trường huấn luyện kỹ thuật, mô hình học cụ, bảo đảm đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học.

Thảo Nhi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.