Multimedia Đọc Báo in

Huy động nguồn lực xây nhà làm việc cho Ban Chỉ huy quân sự cấp xã

10:15, 22/12/2013
Trung tá Nguyễn Thanh Bình, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Cư M’gar cho biết: Vào các năm 2001 và 2004, khi bọn phản động Fulrô lưu vong cấu kết, móc nối với các tổ chức, đối tượng phản động trong nước kích động, lôi kéo một bộ phận người dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên, trong đó có huyện Cư M’gar gây ra những vụ mất an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, lực lượng vũ trang (LLVT) ở địa phương, trong đó có dân quân cấp xã đã phải tăng cường lực lượng thường trực và triển khai nhiệm vụ thường xuyên.
 
Có thời điểm, nhằm bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đấu tranh bóc gỡ, phân hóa các phần tử quá khích, phản động, Ban CHQS và Dân quân cơ động (DQCĐ) phải luân phiên ứng trực, cơ động làm nhiệm vụ 24/24 giờ trong ngày và trong nhiều ngày. Trong khi đó, nơi làm việc của Ban CHQS cấp xã chật chội, phải xen ghép với các phòng ban khác; nơi ở và sinh hoạt của lực lượng DQCĐ không có, anh em phải sử dụng hội trường xã, phòng học, nhà sinh hoạt cộng đồng vừa làm nơi trực vừa làm nơi ở, rất bất tiện và tạm bợ. Ngoài ra, những trang thiết bị cần thiết khác bảo đảm cho Ban CHQS và lực lượng DQCĐ cấp xã thực thi nhiệm vụ cũng rất thiếu thốn, dẫn tới ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc. Từ thực tế ấy, sau khi đã thống nhất trong Đảng ủy, Ban CHQS huyện Cư M’gar đã mạnh dạn đề xuất ý tưởng và tham mưu cho Huyện ủy ban hành Nghị quyết về đầu tư xây dựng nhà làm việc của Ban CHQS và Trung đội DQCĐ cấp xã. Từ năm 2008, sau khi có Nghị quyết của Huyện ủy, hằng năm HĐND Cư M’gar đã ban hành nghị quyết và phân bổ ngân sách cho các xã, thị trấn trên địa bàn xây dựng trụ sở cho Ban CHQS cấp xã. 
Nhà làm việc của Ban CHQS xã Cuôr Knia, huyện Buôn Đôn.
Nhà làm việc của Ban CHQS xã Cuôr Knia, huyện Buôn Đôn.

Trên cơ sở nguồn ngân sách phân bổ hằng năm, Ban CHQS huyện Cư M’gar phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền các xã lựa chọn vị trí xây dựng phù hợp. Và thực tế, hầu hết các xã, thị trấn ở huyện Cư M’gar đều xây dựng nhà làm việc của Ban CHQS và Trung đội DQCĐ cấp xã trong khuôn viên của trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã, thị trấn. Ban CHQS huyện Cư M’gar cũng đã tham mưu cho Huyện ủy, HĐND và UBND tiến hành xây dựng nhà làm việc ở những xã khó khăn, xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số trước, thị trấn và những địa bàn thuận lợi xây dựng sau. Cụ thể, trong năm 2008 các xã Ea M’droh, Cuôr Đăng được cấp kinh phí đầu tư xây dựng đầu tiên và đến năm 2012 thị trấn Ea Pôk và xã Quảng Phú là những đơn vị được đầu tư xây dựng sau cùng. Như vậy, tính đến cuối năm 2012, có 17/17 xã, thị trấn ở huyện Cư M’gar đã xây dựng nhà làm việc, nhà ở cho Ban CHQS và lực lượng DQCĐ cấp xã. Cư M’gar cũng là huyện đầu tiên của tỉnh hoàn thành việc đầu tư xây dựng trụ sở cho Ban CHQS và lực lượng DQCĐ cấp xã. Bình quân mỗi trụ sở có diện tích xây dựng 150m2, kinh phí từ 500-600 triệu đồng, tùy thuộc vào thời điểm đầu tư; và các nhà làm việc, nhà ở đều có đủ các phòng theo công năng sử dụng như phòng chỉ huy, phòng họp, phòng trực, phòng nghỉ. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng nhà, huyện Cư M’gar còn cấp kinh phí mua sắm những trang thiết bị cần thiết khác như bàn ghế, giường, tủ, điện thoại, máy vi tính, công cụ hỗ trợ, bảo đảm tốt các nhu cầu thiết yếu cho lực lượng trực, cơ động thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, Ban CHQS huyện Cư M’gar còn tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn cấp kinh phí đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ khác như nhà bếp, nhà ăn, công trình vệ sinh, tường rào nhằm hoàn thiện công trình nhà làm việc của Ban CHQS và Trung đội DQCĐ cấp xã.

Mô hình “Huyện và xã cùng lo cho dân quân” của huyện Cư M’gar đã được tỉnh chọn làm điểm để các đơn vị tới học tập kinh nghiệm, nhân rộng ra 14 huyện, thành phố, thị xã còn lại. Huyện Buôn Đôn, tuy là một trong những huyện nghèo của tỉnh, nhưng đến tháng 11-2013 cũng đã có 7/7 xã hoàn thành việc xây nhà làm việc của Ban CHQS và Trung đội DQCĐ cấp xã. Trong đó, có những xã được đầu tư xây dựng nhà kiên cố 2 tầng khang trang, chính quy như Krông Na, Cuôr Knia, Ea Huar và Ea Bar, với kinh phí từ 1-1,4 tỷ đồng. Ông Đỗ Ngọc Hùng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Cuôr Knia phấn khởi: “Công trình nhà làm việc của Ban CHQS và Trung đội DQCĐ xã vừa hoàn thành với tổng kinh phí đầu tư 1,4 tỷ đồng từ nguồn ngân sách xã. Hiện nay, xã đang cấp kinh phí mua sắm trang thiết bị và xây dựng các công trình nhà ăn, nhà bếp, nhà vệ sinh, sân và tường rào, dự kiến sẽ hoàn thiện vào cuối năm 2013 này”.

Bình Định


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.