Multimedia Đọc Báo in

Bộ CHQS tỉnh và Tiểu khu Quân sự tỉnh Mundulkiri (Campuchia) hội đàm hợp tác quân sự

08:33, 24/04/2017

Ngày 21-4, tại TP. Buôn Ma Thuột, Bộ CHQS tỉnh Đắk Lắk và Tiểu khu Quân sự tỉnh Mundulkiri (Campuchia) đã tổ chức Hội đàm lần thứ 3 về kết quả phối hợp công tác quân sự song phương năm 2016 và phương hướng năm 2017.

Năm 2016 và những tháng đầu năm 2017, Bộ CHQS tỉnh Đắk Lắk và Tiểu khu Quân sự tỉnh Mundulkiri đã thực hiện tốt công tác phối hợp, nắm chắc tình hình an ninh chính trị địa bàn tuyến biên giới hai tỉnh. Lực lượng quân sự, chính quyền các cấp hai bên thường xuyên trao đổi thông tin, thông báo tình hình, tổ chức tuần tra nắm chắc địa bàn, ngăn chặn có hiệu quả hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, các hoạt động vi phạm quy chế biên giới; tiếp tục khảo sát, hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý tiến hành phân giới cắm mốc, bảo vệ các cột mốc đã xây dựng; tạo điều kiện giúp đỡ lẫn nhau trong việc cứu hộ, cứu nạn, phòng chống cháy rừng, thiên tai lũ lụt, các dịch bệnh lây lan. Với phương châm “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài’,năm 2016, Bộ CHQS tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk đầu tư xây dựng nhà làm việc, trang thiết bị cho Tiểu khu Quân sự tỉnh Mundulkiri, nhà Đội K51 tại Mundulkiri trị giá hơn 5 tỷ đồng; tổ chức thăm, tặng quà và khám bệnh, cấp phát thuốc cho hơn 1.178 lượt người dân Mundulkiri với tổng số tiền hơn 825 triệu đồng. Tiểu khu Quân sự tỉnh Mundulkiri đã quan tâm, tạo điều kiện về nơi ăn ở, địa bàn hoạt động và lực lượng bảo vệ giúp đỡ Đội K51 thực hiện tốt nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất nước bạn.

Tại buổi hội đàm, Bộ CHQS tỉnh Đắk Lắk và Tiểu khu Quân sự tỉnh Mundulkiri (Campuchia) đã ký kết biên bản thống nhất, tiếp tục tăng cường giữ vững ổn định tuyến biên giới năm 2017; phát huy tốt mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác truyền thống trên tất cả các lĩnh vực.

Phan Diệm


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.