Multimedia Đọc Báo in

Cán bộ Đoàn Quân sự xã truyền lửa cho các phong trào

08:56, 22/12/2017

Năm 2009, chị Lương Thị Kim Dung, nhân viên văn thư UBND xã Hòa Phú (TP. Buôn Ma Thuột) tham gia lực lượng dân quân cơ động và được bầu làm Phó Bí thư Chi đoàn Quân sự xã.

Là nữ chiến sĩ dân quân cơ động công tác ở địa bàn khó khăn, phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; nhận thức của nhân dân về pháp luật và nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương còn hạn chế; phần lớn thanh niên của xã là lao động phổ thông thường đi làm ăn xa, chị Dung gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút đoàn viên thanh niên vào lực lượng dân quân tham gia huấn luyện. Với suy nghĩ: để xây dựng được lực lượng dân quân gắn bó với nhiệm vụ thì cần phải tạo được việc làm tại chỗ cho các chiến sĩ, chị đã mạnh dạn đề xuất với cấp ủy, Ban CHQS xã và được cấp ủy, chính quyền địa phương đồng thuận trong xây dựng các mô hình kinh tế gia đình.

Mô hình  trồng rau sạch của Chi đoàn Quân sự  xã Hòa Phú.
Mô hình trồng rau sạch của Chi đoàn Quân sự xã Hòa Phú.

Năm 2013, chị Dung đã vận động được 7 gia đình dân quân đăng ký vay vốn ưu đãi từ Ngân hành Chính sách xã hội để đầu tư trồng nấm mộc nhĩ và nuôi cá lăng. Mới đầu gặp rất nhiều khó khăn và thất bại, không nản chí, chị và các chiến sĩ dân quân động viên nhau kiên trì, tiếp tục học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức về khoa học kỹ thuật để thực hiện mô hình. Dần dần, mô hình trồng nấm, nuôi cá lăng phát triển tốt, trừ chi phí mỗi vụ thu hoạch lãi được hơn 50 triệu đồng. Thấy rõ hiệu quả từ mô hình nuôi cá lăng trên địa bàn, hiện đã có 20 hộ chiến sĩ dân quân tiếp tục tham gia, tận dụng điều kiện đất đai sẵn có, mở rộng mô hình kinh tế theo hướng VAC, trồng rau an toàn, chăn nuôi heo, gà, xen canh các loại cây ăn quả cho năng suất cao. Việc xây dựng, phát triển các mô hình làm kinh tế đã tạo công ăn việc làm cho 50 thanh niên gắn bó với địa phương, tham gia vào lực lượng dân quân địa phương.

Bên cạnh đó, chị Dung còn tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, gây quỹ cho Chi đoàn, tặng hàng trăm suất quà giúp các gia đình dân quân khó khăn; tổ chức tốt việc tham gia huấn luyện, kết hợp với hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, ma túy, cách phòng chống HIV/AIDS... được các chiến sĩ dân quân nhiệt tình tham gia.

Anh Nguyễn Văn Tuyển, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Hòa Phú nhận xét: “Nữ dân quân Lương Thị Kim Dung là một cán bộ Đoàn gương mẫu, “nói đi đôi với làm”, duy trì, tổ chức tốt các hoạt của Chi đoàn quân sự và vận động đoàn viên, thanh niên tham gia phong trào Thanh niên lập thân, lập nghiệp do Trung ương Đoàn phát động, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn”. Năm 2017, chị Lương Thị Kim Dung đã được UBND TP. Buôn Ma Thuột tuyên dương điển hình tiên tiến trong phong trào thi Quyết thắng của lực lượng vũ trang thành phố giai đoạn 2012- 2017.

Phan Diệm


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.