Multimedia Đọc Báo in

Hội nghị tuyên truyền về công tác biên giới lãnh thổ năm 2019

15:41, 14/05/2019
Ngày 14-5, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), UBND tỉnh Gia Lai phối hợp Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao) tổ chức Hội nghị tuyên truyền về công tác biên giới lãnh thổ năm 2019.
 
Các đại biểu tham dự hội nghị
Các đại biểu tham dự hội nghị
 
Dự hội nghị có Vụ trưởng Vụ biên giới phía Tây - Ủy ban Biên giới Quốc gia Trần Văn Tuấn; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Đỗ Tiến Đông; cán bộ chủ chốt UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, Bộ đội Biên phòng 4 tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Kon Tum.
 
Vụ trưởng Vụ biên giới phía Tây (Uỷ ban Biên giới Quốc gia) Trần Văn Tuấn phát biểu tại hội nghị
Vụ trưởng Vụ biên giới phía Tây (Uỷ ban Biên giới Quốc gia) Trần Văn Tuấn phát biểu tại hội nghị
 
Tại hội nghị, các đại biểu đã được thông tin các nội dung liên quan đến tình hình và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với việc giải quyết vấn đề biển Đông; kết quả đạt được, thách thức, khó khăn, tồn tại trong việc giải quyết biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia; những nhiệm vụ cần triển khai trong thời gian tới…
 
Đại diện Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk phát biểu ý kiến tại hội nghị
Đại diện Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk phát biểu ý kiến tại hội nghị
 
Hiện nay, Việt Nam và Campuchia có chung đường biên giới trên đất liền dài khoảng 1.137 km, đi qua địa giới hành chính của 10 tỉnh Việt Nam và 9 tỉnh của Campuchia. Trong đó, khu vực Tây Nguyên có 4 tỉnh chung đường biên giới với Campuchia, gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông. Trong gần nửa thế kỷ qua, Việt Nam và Campuchia đã tiến hành nhiều đợt đàm phán, ký kết nhiều văn kiện pháp lý để ghi nhận thành quả giải quyết biên giới giữa hai nước, góp phần xây dựng một đường biên giới hoà bình, ổn định lâu dài, góp phần bảo vệ an ninh biên giới, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn, sinh sống của nhân dân hai bên khu vực biên giới.
 
Tính đến tháng 11-2018, Việt Nam – Campuchia đã phân giới được 1.042/1.137 km đường biên giới; xây dựng được tổng số 315/371 cột mốc chính và 1.732/1.733 cột mốc phụ. 
 
Thế Hùng – Quỳnh Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.