Multimedia Đọc Báo in

Các doanh nghiệp viễn thông, điện lực, cấp thoát nước... cần phối hợp sử dụng chung các công trình hạ tầng kỹ thuật

09:16, 21/04/2010

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 422/CT-TTg về việc tăng cường quản lý và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông.

Theo đó, công trình viễn thông công cộng được ưu tiên sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển. Các đường cáp viễn thông, đường dây thuê bao được kết hợp đi dọc đường giao thông, cầu cống, hè phố, đường phố, đường điện để tiện cho việc lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng và bảo vệ công trình. Các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được ưu tiên đặt tại các nhà ga, bến xe, cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu và các địa điểm công cộng khác để phục vụ nhu cầu của người sử dụng.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần xây dựng và ban hành quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn phù hợp với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch xây dựng tại địa phương; chỉ đạo các ngành viễn thông, điện lực, cấp thoát nước, giao thông công chính trên địa bàn phối hợp sử dụng chung các công trình hạ tầng kỹ thuật; xây dựng và tổ chức thực hiện việc chỉnh trang, treo lại và ngầm hóa các mạng cáp thông tin tại địa phương (đặc biệt là các đô thị), khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực tham gia xã hội hóa công tác đầu tư xây dựng cống, bể cáp, cột ăng ten cho các doanh nghiệp thuê để ngầm hóa mạng cáp thông tin và lắp đặt ăng ten cho các trạm phát sóng thông tin di động (BTS) theo quy chuẩn và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đã được ban hành. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn thanh, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định quản lý cơ sở hạ tầng viễn thông và các hành vi phá hoại hoặc cản trở pháp luật việc xây dựng các công trình viễn thông tại địa phương.

 
Hải Như
 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.