Multimedia Đọc Báo in

In thơ nhưng không đủ tiền... mua thơ

05:58, 13/01/2013

Năm 1987, thi sĩ Trần Lê Văn tập hợp các bài thơ sáng tác từ năm 1980-1987 để in thành tập thơ “Tiếng vọng”.

Những năm ấy, các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà giáo… đời sống kinh tế rất khó khăn; nhà thơ Trần Lê Văn cũng không ngoại lệ. Ông sống thanh bạch ở một căn nhà trong ngõ nhỏ phố Hàm Long (Hà Nội). Tập thơ “Tiếng vọng” được xuất bản, nhưng nhuận bút không đủ tiền mua sách để tặng bạn bè, nên ông chỉ biết khoe “chay”. Một lần, Trần Lê Văn đến tòa soạn Báo Hà Nội Mới gặp nhà báo Trần Ngọc Vừng – biên tập báo này, cũng chỉ biết “kheo” bằng cách vậy. Trần Ngọc Vừng nhìn nhà thơ với nỗi cảm thông, rồi nói vui:

“Tôi đã nghe thấy một tiếng vọng

Nhưng chẳng thể nào sang với anh”

Vì không có sách tặng, Trần Lê Văn chỉ biết cười xòa…!

Hôm sau, Trần Ngọc Vừng đi họp về, thấy trên bàn làm việc của mình có cuốn “Tiếng vọng”, với lời đề: “Tặng” trân trọng của Trần Lê Văn. Trần Ngọc Vừng cảm thấy áy náy, bởi ông biết Trần Lê Văn đã phải “xoay xở” để có cuốn sách này tặng mình. Cầm tập thơ, đọc qua một lượt, Trần Ngọc Vừng chọn bài “Tiếng vọng” để in ngay số báo cuối tuần. Khi báo ra, Trần Ngọc Vừng đã gặp Tổng biên tập, đề nghị duyệt nhuận bút cho bài thơ này gấp đôi số tiền giá một cuốn “Tiếng vọng”.

Phạm Duy (st)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.