Thông tin nông nghiệp mới
1. Phương pháp làm tăng hàm lượng chất chống ôxi hóa trong khoai tây
Các chuyên gia ở ĐH Obihiro (Nhật Bản) vừa công bố một nghiên cứu, tìm ra 2 cách đơn giản, rẻ tiền để làm tăng hàm lượng chất chống ôxi hóa trong khoai tây. Cách thứ nhất, tạo ra các sốc điện lên khoai tây và phương pháp thứ hai là tác động bằng sóng siêu âm tần số cao. Đây là phương pháp tăng stress dùng sóng siêu âm hoặc điện năng trong vòng 5-30 phút để tăng các chất chống ôxi hóa, trong đó có cả phenols và axít chlorgenic tới 50%. Chất chống ôxi hóa (Antioxidants) là "vệ sĩ" bảo vệ tế bào cơ thể chống lại các gốc tự do gây bệnh, kể cả những căn bệnh nan y như ung thư, tim mạch, tiểu đường và bệnh thần kinh
2. Sử dụng nấm làm phân bón
Nhóm chuyên gia ở ĐH New Orleans (Mỹ) vừa công bố một nghiên cứu mới tìm ra loài nấm có tên là Mycorrhizae, một loại nấm cộng sinh ở dưới rễ cây có thể giảm được 50% nhu cầu phân lân (phosphát) cho cây trồng. Loại nấm này giúp cung cấp dưỡng chất cho cây, giảm được rất nhiều chi phí mua phân phốt phát. Hiện nay các nhà khoa học đang kiểm tra hiệu quả của nấm Mycorrhizae trên những cánh đồng trồng khoai tây tại bang Colombia và bước đầu cho thấy hiệu quả cao và có thể giảm được tới 50% lượng phân lân từ bên ngoài bón cho khoai tây.
Thông thường, cà chua chỉ có thể bảo quản trong thời gian ngắn sau khi thu hoạch nhưng các chuyên gia Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Philipin (PTC) vừa phát minh ra phương pháp mới có tên là Kỹ thuật làm lạnh bốc hơi và đóng gói tăng cường (MAP), có thể bảo quản cà chua tươi lâu trong môi trường bình thường. Trong kỹ thuật này người ta sử dụng bụi xơ dừa và bao gói nhựa PE (polyethylene) đựng trong thùng chứa thông thường. Đây là phương pháp đơn giản dễ làm, có thể bảo quản cà chua sau thu hoạch tới trên 3 tuần chờ khi được giá sẽ bán, tuy nhiên cà chua bảo quản phải già, còn xanh và không bị xây xước. Trước tiên, cà chua được ngâm trong dung dịch nước chlorox (cứ 1 lít nước pha một thìa cà phê chlorox) để tiệt trùng, sau đó phơi khô và đóng vào túi PE, miệng túi dập ghim kín. Dưới đáy thùng trải lớp bụi xơ dừa trộn với hỗn hợp nước chlorox. Đặt các túi cà chua vào khoảng nửa thùng sau đó lại bổ sung lớp bụi xơ dừa trộn chlorox, trung bình cứ 1 kg cà chua dùng 1 kg bụi xơ dừa. Nguyên lý bảo quản của quá trình này là bụi xơ dừa trộn chlorox có tác dụng giảm ôxy và làm tăng carbon dioxide sẽ làm chậm quá trình chín và biến chất của vỏ cà chua, duy trì hàm ẩm và làm giảm tổn thương cà chua trong quá trình làm lạnh. Hiệu ứng làm lạnh của xơ dừa cũng có tác dụng rất tích cực làm chậm quá trình chín và kết quả kéo dài thời gian bảo quản cho quả cà chua.
Chùn đọt chuối (Banana Bunchy Top) là căn bệnh nguy hiểm ở chuối do virút thuộc họ Musa gây ra, có thể là Banana Virus I hoặc Musa Virus I làm cho chuối bị chùn đọt. Nguyên thủy căn bệnh này có từ Fiji năm 1889, xuất hiện năm 1901 tại Ai Cập và đến năm 1913 lan truyền tới Australia và hiện nay đang có mặt tại các nước Đông Nam Á. Thủ phạm là rệp có tên là Pentalonia nigronervosa Coq. sinh sống trên cây chuối, truyền từ cây bệnh sang cây khỏe. Khi bị bệnh cho đến khi xuất hiện các triệu chứng kéo dài 28 ngày. Phần lớn những cây chuối mắc bệnh thường không thể chữa khỏi, làm cho buồng không thoát khỏi bẹ hoặc nếu trổ cũng sài đẹn, trái nhỏ không ăn được hoặc trổ ngang thân. Phần lớn là không trị được nên việc phòng bệnh đóng vai trò quan trọng. Tại Philipin, căn bệnh chùn đọt phát triển tương đối mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng nên việc phòng ngừa được người ta chú trọng ngay từ khâu trồng trọt.
- Không nên trồng chuối ở những vùng bị bệnh, sử dụng những giống chuối khỏe, không mang mầm bệnh.
- Loại bỏ những cây đã bị nhiễm bệnh
- Phun thuốc trừ sâu ở vùng đất trồng trong bán kính 6m xung quanh cây giống, sau 24 tiếng mới bắt đầu đánh gốc về trồng, cây đánh gốc xong phơi khô đất trước khi trồng vào vùng đất mới.
- Thường xuyên phun thuốc trừ sâu, như thuốc diazinon, malathion, pyrethods theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Thường xuyên vệ sinh vườn tược, cắt bỏ vườn quá dày để giữ mật độ thoáng, phù hợp, giảm bớt độ ẩm nhất là vào mùa mưa, phát quang cỏ dại, giữ độ ẩm thích hợp, thoát nước tốt.
- Phát hiện thấy cây bị bệnh nên chặt bỏ, tiêu hủy thường xuyên, thay chuối già bằng giống chuối khỏe, và cứ vài năm lại luân chuyển vụ một lần.
5. Dùng nước dừa thay cho formaldehyde để bảo quản rau quả
Ngoài việc dùng bụi xơ dừa bảo quản cà chua, tại Philipin người ta còn dùng nước dừa tươi thay cho formali để bảo quản nông phẩm, kéo dài thời gian tươi lâu cho hoa quả. Đây là phương pháp đơn giản, an toàn và kinh tế hơn so với dùng formali. Đây là sáng kiến của trường ĐH Nông nghiệp Los Rarios của Philipin phát minh. Ví dụ, có thể bảo quản đậu Hà Lan, đậu đũa tươi lâu bằng cách nhúng vào nước dừa trong thời gian 2 phút sẽ kéo dài độ tươi cho đậu ít nhất 4 ngày sau thu hoạch. Theo nghiên cứu thì nước dừa có chứa cytokinins hoặc các loại hormone làm nhiệm vụ duy trì màu xanh hay chất diệp lục (chlorophy II) cho đậu nên giúp cho rau quả tươi lâu và an toàn cho người sử dụng.
(Theo SD/AP -6/2011)
Ý kiến bạn đọc