Lăng Can - Vùng đất thổ cẩm
21:27, 20/06/2011
Cách thành phố Tuyên Quang chừng 145km là xã Lăng Can (Lâm Bình), nơi đây có nếp nhà sàn truyền thống của người Tày, những tấm thổ cẩm tuyệt đẹp với hoa văn độc đáo được dệt lên từ đôi tay chuyên cần khéo léo của những người phụ nữ...
Hai bên đường vào Lăng Can có những ngọn núi đá cao ngất, làng bản tựa vào núi, nằm gọn trong thung lũng. Những đồi Tre Keo, đèo Khau Lắc và những đồi cọ Nà Gường, Pù Mô xanh mướt một màu bao bọc quanh những nếp nhà sàn làm nên một Lăng Can đẹp tựa như một bức tranh. Cùng với nghề trồng lúa nước, đồng bào ở đây còn rất nổi tiếng về nghề trồng bông dệt vải. Truyền thuyết nói rằng Lăng Can là nơi xuất phát nghề này.
Tương truyền rằng, ngày xưa có một cô gái con nhà nghèo, quanh năm làm lụng vất vả không có trang phục đẹp như bạn bè cùng trang lứa để đi trẩy hội ngày xuân, bị chúng bạn chê cười và xa lánh. Thương con, người mẹ chỉ biết an ủi rằng, cố mà trồng bông, dệt cho thật nhiều vuông vải để bạn bè không còn chê cười nữa. Nghe lời mẹ, cô gái ngày đêm cần cù dệt vải, chất cả đầy một góc nhà. Mùa xuân ấy, bản mở hội, cô gái trưng diện những bộ trang phục do tự tay mình làm, cùng mẹ đi trẩy hội.
Bao trai làng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp lạ kỳ của cô gái nhà nghèo ấy. Ngày hội năm ấy có một sự kiện làm cả bản xôn xao là hoàng tử chán cảnh sống ở cung đình đã cùng quần thần đi du ngoạn ở vùng sơn cước. Hoàng tử ngất ngây trước vẻ đẹp của núi rừng và vẻ đẹp của những cô gái Tày Lăng Can.
Hoàng tử bèn nảy ra việc tổ chức kén vợ. Thế là, cô gái con nhà nghèo ấy đã lọt vào mắt xanh của hoàng tử, nhưng nàng nhất mực khước từ, xin ở lại bản để được phụng dưỡng mẹ già. Thương người con gái hiếu thảo, hoàng tử ra lệnh cho dân cả vùng phải giữ lấy nghề trồng bông dệt vải.
Đến Lăng Can vào mùa xuân này khi cây cối đang đâm chồi nảy lộc, ấy cũng là mùa mà các cô gái sắp đến tuổi dựng vợ gả chồng miệt mài bên khung cửi để dệt vải, dệt chăn bông…
Lăng Can không chỉ có nhà sàn, thổ cẩm, mà nơi đây còn có đền Pủ Báo, thác Tát Trà và Vàng Dân quanh năm tung bọt trắng xoá. Cùng với Thượng Lâm vốn nổi tiếng với 99 ngọn núi, Xuân Lập với điệu khèn Mông ngây ngất đắm say lòng người… Lăng Can sẽ là điểm đến hấp dẫn du khách.
Bao trai làng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp lạ kỳ của cô gái nhà nghèo ấy. Ngày hội năm ấy có một sự kiện làm cả bản xôn xao là hoàng tử chán cảnh sống ở cung đình đã cùng quần thần đi du ngoạn ở vùng sơn cước. Hoàng tử ngất ngây trước vẻ đẹp của núi rừng và vẻ đẹp của những cô gái Tày Lăng Can.
Hoàng tử bèn nảy ra việc tổ chức kén vợ. Thế là, cô gái con nhà nghèo ấy đã lọt vào mắt xanh của hoàng tử, nhưng nàng nhất mực khước từ, xin ở lại bản để được phụng dưỡng mẹ già. Thương người con gái hiếu thảo, hoàng tử ra lệnh cho dân cả vùng phải giữ lấy nghề trồng bông dệt vải.
Lăng Can không chỉ có nhà sàn, thổ cẩm, mà nơi đây còn có đền Pủ Báo, thác Tát Trà và Vàng Dân quanh năm tung bọt trắng xoá. Cùng với Thượng Lâm vốn nổi tiếng với 99 ngọn núi, Xuân Lập với điệu khèn Mông ngây ngất đắm say lòng người… Lăng Can sẽ là điểm đến hấp dẫn du khách.
G.T (
Giới thiệu)
Ý kiến bạn đọc