Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis) là một loài dịch hại quan trọng trên cây lúa ở nước ta và nhiều nước khác trong khu vực.
Sau khi nở sâu non nhả tơ cuốn dọc hai mép lá lúa, rồi nằm bên trong ăn chất xanh của lá, chỉ để lại màng trắng bên ngoài, làm giảm khả năng quang hợp của cây lúa, nếu nặng có thể gây thất thu nghiêm trọng. Trong một ruộng lúa, sâu cuốn lá thường có hai đợt chính:Đợi thứ nhất, thường vào lúc lúa đẻ nhánh rộ. Đợt này tỷ lệ lá bị hại có thể sẽ cao, nhưng ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây lúa không nhiều lắm. Tuy nhiên, nếu ruộng đã có trên 20 bao lá có sâu non còn sống nằm bên trong (trong tổng số 100 lá lấy mẫu để kiểm tra) thì phải xịt thuốc để bảo vệ lúa.Đợt sâu thứ hai, thường trùng vào lúc cây lúa làm đòng, trổ bông. Đợt này sâu tấn công trực tiếp vào lá đòng, nên sẽ ảnh hưởng đến năng suất lúa. Nếu kiểm tra ngẫu nhiên 100 lá nằm rải rác trên ruộng mà thấy có 5 lá bị cuốn có sâu còn sống nằm bên trong thì phải xịt thuốc để diệt trừ. Nếu điều kiện thời tiết có mưa nắng xen kẽ, sâu cuốn lá dễ phát sinh, phát triển và gây hại mạnh.
Nông dân huyện Krông Pak phun thuốc để phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa |
Khi đã áp dụng nhiều biện pháp mà tỷ lệ sâu vẫn ở trên mức cho phép (như đã nói ở phần trên) thì bà con có thể phun thuốc để diệt trừ. Để thuốc có hiệu quả cao, bà con phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, đặc biệt là phải xịt đúng lúc (sau khi trưởng thành ra rộ vài ngày hoặc khi sâu non còn ở tuổi nhỏ). Về thuốc, bà con có thể sử dụng Lancer 97DF (pha 10 gram/bình 8 lít). Ngoài ra bà con cũng có thể dùng thuốc Sherzol 205EC (pha 15-20ml/bình 8 lít), Dragon 585EC (pha 10ml/bình 8 lít), hoặc Sapen Alpha 5EC (pha 8-10ml/bình 8 lít) đều rất tốt. Tất cả những loại thuốc trên đều phun 4-5 bình cho một công ruộng (1.000m2). Khi phun thuốc bà con nhớ chỉnh béc phun thật nhuyễn và phun kỹ trên mặt tán lá lúa.
T.N (nguồn nongnghiep.vn)
Ý kiến bạn đọc