Multimedia Đọc Báo in

Từ nghèo khó vươn lên làm giàu chính đáng

06:34, 20/08/2011

Với 10 triệu đồng vay Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh huyện Buôn Đôn năm 2000, anh Hoàng Văn Học (thôn 15, xã Tân Hòa) đã đầu tư mua giống thanh long về trồng thử trên sườn đồi nhà mình.

Anh Hoàng Văn Học đang kiểm tra cây giống thanh long ruột đỏ mới được nhân giống.
Anh Hoàng Văn Học đang kiểm tra cây giống thanh long ruột đỏ mới được nhân giống.

Những ngày đầu do chưa nắm được kỹ thuật, kinh nghiệm trồng nên vườn thanh long của gia đình anh thường bị chết non và ra trái nhỏ. Không nản lòng, anh Học tìm hiểu, học tập kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc thanh long từ cán bộ khuyến nông và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Với sự cần cù và áp dụng kỹ thuật trồng theo phương pháp mới, nên vườn thanh long từng bước mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Hiện nay, anh Học có 200 gốc thanh long ruột trắng và 10 gốc thanh long ruột đỏ; trung bình 1 gốc thanh long cho thu hoạch khoảng 35 kg mỗi vụ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm. Từ trồng thanh long đã giúp gia đình anh Học có thu nhập ổn định trên 100 triệu đồng/ năm. Anh Học cho biết: “Thanh long từ khi trồng đến khi cho thu hoạch là 2 năm và kéo dài trong 20 năm nếu chăm sóc tốt và đúng kỹ thuật”. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trồng thanh long nên ngoài việc thu hoạch chính vụ, anh Học còn xuống tận các vùng chuyên canh cây thanh long học hỏi kỹ thuật cho ra quả trái vụ bán vào dịp tết để có thêm thu nhập. Không chỉ tập trung phát triển kinh tế, anh Học còn thường xuyên chia sẻ với bà con những kinh nghiệm trong sản xuất, cũng như giúp đỡ các gia đình nghèo về vốn giúp họ phát triển kinh tế gia đình vươn lên thoát nghèo.

Từ một hộ nông dân nghèo, song với đức tính cần cù, chịu khó, đến nay gia đình anh đã vươn lên trở thành hộ có cuộc sống khá giả, các con có điều kiện để học tập và là điển hình trong phong trào thi đua “Hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” của  huyện Buôn Đôn.

Tuấn Anh

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.