Multimedia Đọc Báo in

Làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp

09:36, 27/05/2014
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của người lính và trở về địa phương, do ở quê đất chật người đông, làm ăn khó khăn nên tháng 5-1996 anh Nguyễn Xuân Hải đưa cả gia đình từ Hà Tây vào lập nghiệp tại thôn Tri C1, xã Dliê Yang (huyện Ea H’leo).
 
Với hơn 10 triệu đồng từ ngoài quê mang vào, vợ chồng anh Hải mua được hơn 1 ha đất hoang trồng ngô, đậu. Vừa tự khai hoang và mua thêm đất của người khác, chuẩn bị đủ nguồn giống chất lượng cao, năm 2000 anh Hải trồng 1.000 cây cà phê. Bên cạnh đó, tận dụng diện tích đất trống khi cà phê chưa khép tán, anh Hải trồng xen thêm ngô lai, đậu đỗ các loại nhằm “lấy ngắn nuôi dài” và dùng thân cây đậu tủ bồn cà phê vào mùa khô để giữ độ ẩm và khi hoai mục sẽ tăng thêm độ phì nhiêu cho đất. Nhờ chịu khó, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên rẫy vườn của gia đình anh luôn xanh tốt, ít nhiễm các loại nấm, sâu bệnh gây hại. Khi 1.000 cây cà phê cho thu hoạch, đời sống kinh tế gia đình khá hơn, anh Hải tích lũy mua thêm đất mở rộng diện tích trồng cà phê, hồ tiêu. Với suy nghĩ “muốn thoát nghèo và trở nên khá giả phải sản xuất và chăn nuôi theo hướng đa cây, đa con” cùng sự năng động, quyết đoán trong cách làm, sau nhiều năm cần mẫn lao động, gia đình anh Hải đã xây dựng thành công mô hình kinh tế VAC  lý tưởng, hiệu quả: 3 ha cà phê kinh doanh (mỗi năm thu hoạch từ 15-17 tấn nhân khô), 1.500 trụ tiêu (trong đó có 1 ha cho thu hoạch), 200 cây sầu riêng đã cho quả, 20 con bò lai và hàng trăm con gia cầm các loại. Chưa kể tiền bán sầu riêng, gia cầm, bò lai và những khoản phụ thu khác, chỉ tính riêng cà phê và tiêu, từ năm 2010 đến nay, mỗi năm đã cho lãi ròng trên 600 triệu đồng.
Lãnh đạo Hội Nông dân xã Dliê Yang và xã Ea Ral tham quan vườn tiêu của gia đình anh Nguyễn Xuân Hải.
Lãnh đạo Hội Nông dân xã Dliê Yang và xã Ea Ral tham quan vườn tiêu của gia đình anh Nguyễn Xuân Hải.

Không chỉ chú tâm phát triển kinh tế gia đình, anh Hải còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội do địa phương phát động. Anh luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, trao đổi kinh nghiệm làm ăn với các hội viên Hội Nông dân, bà con lối xóm và được nhiều người trong thôn tin yêu, quý trọng.

Với những thành tích vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng bằng mô hình kinh tế tổng hợp, trong nhiều năm liền anh Hải đã được trao tặng giấy khen của Hội Nông dân huyện Ea H’leo, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và Hội Nông dân xã Dliê Yang.

 Hoài Nam


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.