Multimedia Đọc Báo in

Thông tin ô nhiễm: Đa phần người dân chưa nắm rõ

09:16, 14/12/2010

96% người dân rất muốn biết thông tin môi trường để xem tình trạng ô nhiễm có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống, sản xuất của mình, nhưng nguồn cung còn quá ít. Đó là kết quả một khảo sát mới đây về mức độ tiếp cận nguồn tin môi trường do Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thực hiện với 1,2  triệu lượt người ở 6 tỉnh Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Ninh Bình. Trong đó hơn 1,1 triệu người là doanh nhân và người dân không nắm rõ thông tin về ô nhiễm môi trường, chiếm tỷ lệ khoảng 96%, do nguồn tin cung cấp còn hạn chế.

Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Ảnh: Thúy Hồng
Cụ thể, chỉ có 28% người được hỏi tiếp cận được với tài liệu tuyên truyền về lĩnh vực này, 26% người tiếp cận được với chủ trương của Đảng về môi trường và 36% tiếp cận thông tin về luật pháp môi trường. Kết quả khảo sát cũng đã đưa ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. 98% ý kiến cho rằng lỗi thuộc về cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, 95% số người trong khảo sát cho rằng họ thiếu thông tin là do chính quyền địa phương. Mặt khác, có ý kiến cho rằng các ngành chức năng về quản lý môi trường chưa cởi mở cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí, nhất là kết quả thanh kiểm tra, xử phạt các doanh nghiệp. Vì vậy, khó lòng đòi hỏi thêm người dân, xã hội chung tay vào cuộc vì môi trường. 
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách và quan trọng không chỉ của riêng quốc gia mà còn của toàn nhân loại, với những hậu quả nghiêm trọng như Biến đổi khí hậu, Trái đất nóng dần lên đã và đang ảnh hưởng xấu tới cuộc sống con người và sự phát triển của sinh vật.

T.H (Tổng hợp)



Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.