Multimedia Đọc Báo in

5 loài sinh vật bị đe dọa tuyệt chủng

09:32, 12/11/2011
Sách Đỏ, danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vật và thực vật trên thế giới, vừa mới cập nhật thêm một số loài có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Tê giác đen "cuối cùng"
 
Từ bây giờ, nơi duy nhất mà bạn có thể nhìn thấy loài tê giác đen Tây Phi là ở bảo tàng. Bởi năm nay, loài tê giác đen này (Diceros bicornis longipipes) đã chính thức bị tuyệt chủng.
 
Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên (IUCN) cảnh báo rằng 1/4 các loài động vật có vú có nguy cơ tuyệt chủng cao. Tuy nhiên, hiện loài tê giác trắng Nam Phi đã được bảo tồn và nhân giống từ dưới 100 cá thể tăng lên 20.000 con từ cuối thế kỷ XIX đến nay.
 

Tắc kè Tarzan
 

Do diện tích khu rừng nhiệt đới ngày càng bị thu hẹp, khiến loài tắc kè Tarzan (tên của nó được đặt theo thành phố Tarzanville của nước Cộng hòa Madagascar – nơi phát hiện loài tắc kè này vào năm 2009) đang trên bờ vực tuyệt chủng.
 
Loài tắc kè này là một trong 61.900 loài được đưa vào Sách Đỏ trong năm 2012 và là một trong 22 loài bị đe dọa tại Madagascar.

Dừa kích dục

 
Loài dừa này được đánh giá cao về đặc tính kích dục, chính vì vậy mà các công ty khét tiếng tại Cộng hòa Seychelles luôn săn lùng và khai thác trái phép hạt nhân của nó.
 
Tuy có quy định nghiêm ngặt về việc thu gom hạt nhân của loài dừa này, nhưng thị trường chợ đen vẫn hoạt động khiến chúng có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn.
 

Cá ngừ vây xanh khổng lồ
 

5 trong 8 loài cá ngừ hiện đang bị đe dọa bao gồm cá ngừ vây xanh khổng lồ ở Đại Tây Dương đang trên bờ tuyệt chủng. Hi vọng rằng, danh sách mà Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên đưa ra sẽ giúp chính phủ các nước có chính sách bảo vệ loài cá này.
 
Ếch trị bệnh
 
Loài động vật lưỡng cư này chứa rất giàu chất trong tự nhiên và hữu ích trong y tế. Nó nằm trong 26 loài động vật lưỡng cư mới được phát hiện được đưa thêm vào Sách Đỏ năm nay do bị mất môi trường sống.
 
G.T ( Dịch, Tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.