Từ chuyện chặt cây, nghĩ về sự tôn trọng thiên nhiên
Một chị bạn khác, vốn là phu nhân một quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Italia, thì kể rằng ở Italia để cứu một cây cọ cảnh, người ta sẵn sàng khoét lỗ từ đỉnh cây vào sâu trong ruột rồi hằng ngày dẫn thuốc vào để diệt sâu chứ không chọn cách dễ dàng hơn là nhổ cái cây ấy lên để trồng một cây khác. Hay ở vùng Salento của Italia, nơi có những vườn ô liu hàng trăm năm tuổi với thân hình vặn xoắn kỳ lạ làm nên nét đặc trưng rất nên thơ cho vùng đất này, mỗi khi mở rộng đường buộc phải “lẹm” vào một vườn ô liu cổ thụ thì họ nhổ cây lên và trồng lại lùi vào trong. Khi một loại dịch bệnh xảy ra khiến những cây ô liu bị mục từ thân, cháy lá và chết, Chính phủ nước này đã ban bố tình trạng khẩn cấp và duyệt chi ngân sách mười mấy triệu euro để tiến hành các biện pháp khắc phục đồng bộ.
Còn nhiều người bạn khác của tôi, có vinh dự được đi một vài nước trên thế giới, đều tỏ rõ sự thán phục trước cách ứng xử với thiên nhiên ở nước người. Người ta sẵn sàng bỏ công sức, tiền bạc để cứu một cái cây, một con thú; chăm sóc chúng như thể chúng là một thực thế sống có tâm hồn, biết buồn vui, biết đau đớn. Nhiều người cảm thấy xót xa, thương cảm khi nhìn thấy gốc cây trơ lại của một cái cây nào đó bị chặt. Với những thế hệ biết yêu thương, trân trọng thiên nhiên như thế thì mới mong môi trường được bảo vệ bền vững.
Trông người lại… ngẫm đến ta. Những ngày qua, hàng loạt cây xanh đô thị bị “trảm” ngay giữa thủ đô chỉ trong một thời gian ngắn khiến dư luận bất bình. Ở nhiều địa phương, túi nylon vẫn cứ được sản xuất và sử dụng tràn lan, rác thải vẫn cứ xả ra bừa bãi… Cách ứng xử với thiên nhiên, môi trường như thế, làm sao có thể bảo vệ rừng, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp?
Hồng Thủy
Ý kiến bạn đọc