Multimedia Đọc Báo in

Bé 5 tuổi bị bỏng nặng cần được giúp đỡ

08:41, 14/11/2012

Cuối năm 2011, trong một lần sơ ý với tay kéo dây điện tắt bình nước, cháu Nguyễn Minh Quân (sinh năm 2009) ở buôn Dhung, xã Ea M’droh (Cư M’gar) đã bị nguyên một bình nước sôi 1,8lít đổ ập vào người.

Nửa khuôn mặt và hơn nửa lưng của cháu Quân giờ toàn vết sẹo do bỏng nước sôi.
Nửa khuôn mặt và hơn nửa lưng của cháu Quân giờ toàn vết sẹo do bỏng nước sôi.

 Do bị bỏng nặng nên cháu Quân được chuyển cháu xuống TP. Hồ Chí Minh để chữa trị. Sau nhiều nỗ lực điều trị, hiện nay cháu đã về nhà nhưng hơn 2/3 phần lưng và tay trái là một mảng sẹo, gần một nửa khuôn mặt và tai bị biến dạng. Bà ngoại Lê Thị Năm của Quân cho biết: Mọi sinh hoạt hiện nay của cháu đều rất khó khăn và luôn phải có người nhà giúp đỡ. Các vết thương lên da non khiến cháu thường xuyên bị đau, ngứa và khóc khi không có ai chăm sóc. Còn theo Sổ sức khỏe của Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP. Hồ Chí Minh), cháu Quân bị bỏng độ IV, tỉ lệ thương tật là 83%, với các vết thương: sẹo co rút nách, phỏng nước sôi ở mặt và hai tay, phỏng da hoại tử. Sắp tới cháu lại chuẩn bị tái khám ở Bệnh viện Nhi đồng 2 để phẫu thuật cắt sẹo hai nách và ghép da tay, rồi phẫu thuật thẫm mỹ cho khuôn mặt. Nhưng chi phí thì quá lớn tới hơn cả trăm triệu mà gia đình lại rất khó khăn, cả bố và mẹ cháu là anh Nguyễn Văn Trị và chị Lê Thị Nga đều làm công nhân ở Công ty may mặc Esin Vina và Công ty Songtain, tỉnh Bình Dương, lương tháng làm công nhân chỉ đủ cho anh chị chi tiêu và dành giụm được một ít lo chi phí chữa trị cho cháu. Phải xa nhà để kiếm thu nhập nên mọi sinh hoạt của cháu hiện nay anh chị đều trông nhờ vào ông bà ngoại. Gia đình rất mong nhận được sự giúp đỡ của những nhà hảo tâm, những tấm lòng vàng. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Quỹ Tấm lòng vàng Báo Dak Lak 23 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột, Dak Lak).

Gia Thịnh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.