Người “mẹ” của những đứa trẻ tự kỷ
09:12, 17/10/2010
Với tất cả tâm huyết và sự tận tình đối với những đứa trẻ tật nguyền, cô Đinh Thị Hoa được các em ở Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh coi như người mẹ.
Về công tác tại trung tâm từ năm 2003, cô giáo Hoa được phân công phụ trách bộ phận can thiệp sớm, chăm sóc những em dưới 6 tuổi bị tật bẩm sinh. Công việc hằng ngày của cô là tiếp xúc, uốn nắn cho trẻ, hoặc cùng với phụ huynh hướng dẫn những động tác đơn giản giúp các bộ phận cơ thể và giác quan của các em chóng hồi phục. Công việc vất vả, gần gũi với các em mang dạng tật khác nhau, nên cô phải hiểu được tâm lý và có phương pháp tập luyện riêng phù hợp với từng em, trong đó khó nhất là can thiệp sớm đối với trẻ tự kỷ, bởi các em thường có những biểu hiện bất thường về tâm lý, thường trầm cảm hoặc có những hành vi quá đáng, quá trình hồi phục rất lâu, hơn nữa, việc chăm sóc, điều trị trẻ tự kỷ vẫn còn rất mới lạ ở ta. Tiếp xúc với các em hằng ngày, hay bị nắm tóc, đấm vào mặt, nhiều khi cô Hoa cũng cảm thấy nản lòng. Nhưng vì tình thương đối với những đứa trẻ thiếu may mắn và lòng yêu nghề, cô lại cố gắng gần gũi, chăm sóc các em như con mình.
Để việc chăm sóc và tập luyện cho các em có hiệu quả, cô thường xuyên tìm tài liệu tham khảo về những phương pháp can thiệp mới đối với trẻ tự kỷ về tâm lý trẻ thơ…Với các em bị nặng, có những hành vi khó kiểm soát, việc gần gũi và hướng dẫn các em các động tác đơn giản cũng rất vất vả. Nắm bắt tâm lý từng em, áp dụng phương pháp phù hợp cùng với sự kiên trì, cô Hoa hướng dẫn cho trẻ từng động tác tỉ mẩn, tùy theo mức độ tự kỷ ở trẻ mà thời gian điều trị dài ngắn khác nhau. Cô Hoa nhớ nhất là em Nguyễn Văn Đức Huy (ở Krông Pak), khi mới vào trung tâm, Huy không tiếp xúc với người khác và thường có những hành vi quá đáng như đập phá đồ đạc làm người khác sợ hãi, sau 3 năm kiên trì chăm sóc, uốn nắn, Huy đã tiến bộ rõ rệt về tâm lý, ý thức và hành vi, có thể cùng cô đi chợ, cười nói với mọi người. Ngày rời trung tâm, em nhoẻn miệng cười chào “mẹ Hoa” làm cô cảm động ứa nước mắt. Hay như em Phạm Hưng Đại Khuê (3 tuổi), đều đặn mỗi tuần một lần cô Hoa đến nhà hướng dẫn từng động tác đơn giản giúp em phát triển bình thường, sau 1 năm Khuê đã có thể đi học mẫu giáo…
Không chỉ trực tiếp chăm sóc, điều chỉnh hành vi cho những trẻ tự kỷ, cô giáo Hoa còn tư vấn, động viên phụ huynh các em về kinh nghiệm tiếp xúc, dạy dỗ các em để họ không nản lòng. Niềm vui lớn nhất của cô là nhìn thấy những đứa “con” của mình tiến bộ từng ngày, biết vui cười với mọi người, và gọi mình là “mẹ”!
Về công tác tại trung tâm từ năm 2003, cô giáo Hoa được phân công phụ trách bộ phận can thiệp sớm, chăm sóc những em dưới 6 tuổi bị tật bẩm sinh. Công việc hằng ngày của cô là tiếp xúc, uốn nắn cho trẻ, hoặc cùng với phụ huynh hướng dẫn những động tác đơn giản giúp các bộ phận cơ thể và giác quan của các em chóng hồi phục. Công việc vất vả, gần gũi với các em mang dạng tật khác nhau, nên cô phải hiểu được tâm lý và có phương pháp tập luyện riêng phù hợp với từng em, trong đó khó nhất là can thiệp sớm đối với trẻ tự kỷ, bởi các em thường có những biểu hiện bất thường về tâm lý, thường trầm cảm hoặc có những hành vi quá đáng, quá trình hồi phục rất lâu, hơn nữa, việc chăm sóc, điều trị trẻ tự kỷ vẫn còn rất mới lạ ở ta. Tiếp xúc với các em hằng ngày, hay bị nắm tóc, đấm vào mặt, nhiều khi cô Hoa cũng cảm thấy nản lòng. Nhưng vì tình thương đối với những đứa trẻ thiếu may mắn và lòng yêu nghề, cô lại cố gắng gần gũi, chăm sóc các em như con mình.
Cô Hoa đang hướng dẫn trẻ vui chơi |
Không chỉ trực tiếp chăm sóc, điều chỉnh hành vi cho những trẻ tự kỷ, cô giáo Hoa còn tư vấn, động viên phụ huynh các em về kinh nghiệm tiếp xúc, dạy dỗ các em để họ không nản lòng. Niềm vui lớn nhất của cô là nhìn thấy những đứa “con” của mình tiến bộ từng ngày, biết vui cười với mọi người, và gọi mình là “mẹ”!
Minh Thông
Ý kiến bạn đọc