Multimedia Đọc Báo in

Nữ Cảnh sát giao thông trẻ 12 lần hiến máu nhân đạo

13:03, 18/10/2013
Năm 2007, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Cảnh sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh, cô gái trẻ Phan Thị Hồng Hạnh về công tác tại Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an huyện Krông Buk, nay là Công an thị xã Buôn Hồ.

 

Thượng úy Phan Thị Hồng Hạnh.
Thượng úy Phan Thị Hồng Hạnh.

Trong vai trò của một CSGT, với tâm niệm sống và làm việc theo đúng chuẩn mực của người chiến sĩ công an nhân dân, chị Hạnh luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,  lúc nào cũng giữ thái độ hòa nhã, lịch sự với người dân. Vì vậy chị luôn được lãnh đạo, cán bộ, đồng nghiệp và người dân quý mến. Với những nỗ lực trong công tác, chỉ sau 4 năm công tác, Thượng úy Phan Thị Hồng Hạnh đã được bổ nhiệm làm Phó đội trưởng Đội CSGT thị xã Buôn Hồ.

Không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, Thượng úy Phan Thị Hồng Hạnh còn là một trong những cá nhân tiên phong trong hoạt động hiến máu nhân đạo của Công an thị xã Buôn Hồ đồng thời cũng là một trong những người  tham gia hiến máu nhân đạo nhiều nhất trên địa bàn thị xã. Chị tham gia hiến máu tình nguyện lần đầu tiên vào năm 20 tuổi khi đang là sinh viên. Đến nay chị đã 12 lần tham gia hiến máu tình nguyện. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như những lợi ích của việc hiến máu mang lại, không chỉ tình nguyện đi hiến máu, chị Hạnh còn tích cực vận động nhiều bạn bè, người thân và đồng nghiệp cùng tham gia hiến máu. Cái tên “Hạnh giao thông” của chị được nhiều người nhắc đến một cách trìu mến và cảm phục khi nói đến hoạt động hiến máu nhân đạo ở Buôn Hồ. Chị cũng đã vinh dự được các cấp, ngành biểu dương bởi  những đóng góp ý nghĩa cho cộng đồng.

 H.Huyên


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.