Multimedia Đọc Báo in

Từ đòi nợ thành cướp tài sản

09:07, 10/02/2021

Công an TP. Buôn Ma Thuột vừa khởi tố hai đối tượng: Nguyễn Hữu Quang Thắng (25 tuổi) và em họ là Lê Ngọc Anh (25 tuổi), cùng ở phường Thành Nhất (TP. Buôn Ma Thuột) về hành vi cướp tài sản. 

Theo kết quả điều tra, vào ngày 5-1-2021, thông qua mạng xã hội Facebook, anh Vũ Đức Hiếu (25 tuổi, ở huyện Ea Súp) biết Thắng làm dịch vụ đổi điện thoại di động nên đã liên hệ đổi chiếc điện thoại Iphone 8 của mình lấy điện thoại Iphone 7 của  Thắng. Sau khi mang điện thoại về sử dụng, Hiếu không hài lòng nên hôm sau lên TP. Buôn Ma Thuột gặp Thắng đổi lại chiếc điện thoại cũ. Thắng đồng ý với điều kiện anh Hiếu phải bù cho Thắng 200.000 đồng tiền phát sinh chi phí. Anh Hiếu nhất trí nhưng vì không mang theo tiền nên nói Thắng là chờ mình nhờ bạn chuyển tiền lên rồi đưa. Sau đó vì thời gian chờ đợi lâu nên giữa 2 người xảy ra cãi nhau. Thắng điện thoại nhờ Lê Ngọc Anh giúp mình đòi 200.000 đồng. Ngọc Anh cùng Thắng vật anh Hiếu xuống đất, dùng tay và gậy đánh vào người Hiếu. Thắng móc túi anh Hiếu lấy chiếc điện thoại Iphone 8 rồi cùng Ngọc Anh đi về nhà. 

Thắng và Ngọc Anh bị Công an TP. Buôn Ma Thuột khởi tố về hành vi cướp tài sản.

 

Trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ người đi đòi nợ trở thành đối tượng vi phạm pháp luật như vụ việc trên. Trong đó, có nhiều vụ, tuy số tiền nợ không lớn - chỉ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng nhưng do những người đòi nợ đã đe dọa dùng vũ lực hoặc trực tiếp dùng vũ lực buộc phải trả tiền hoặc đập phá tài sản, khống chế, đánh đập người thiếu nợ lấy đi tài sản. Với các hành vi này, các đối tượng đã bị cơ quan công an khởi tố, xử lý về các tội danh như: cướp, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây hư hỏng, hủy hoại tài sản, cố ý gây thương tích... Vụ án vừa nêu là thêm một bài học để mọi người cần có những hành xử đúng trong quá trình giao dịch dân sự, tránh những hành vi manh động rồi dẫn đến hậu quả xấu.

Trọng Tính - Sỹ Đức


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.