Multimedia Đọc Báo in

Đang trong thời gian kháng cáo án sơ thẩm vẫn đi trộm cắp

18:27, 27/03/2021

TAND tỉnh vừa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thành Luân (SN 1987, trú tại phường Tự An, TP. Buôn Ma Thuột) y án sơ thẩm 14 tháng tù về tội trộm cắp tài sản.

Theo cáo trạng, khoảng 0 giờ 30 phút ngày 30-6-2020 Nguyễn Thành Luân điều khiển xe ô tô đi trên Quốc lộ 27, theo hướng huyện Lắk - TP. Buôn Ma Thuột. Khi đi qua xưởng gỗ của anh Phạm Văn Chuyên (SN 1989 ở xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin), Luân dừng xe và đột nhập vào trong lấy 13 tượng gỗ cùng một điện thoại Iphone 6s plus (tổng trị giá tài sản trên 27 triệu đồng). Quá trình thực hiện hành vi, Luân để rơi chìa khóa xe ô tô nên quay lại tìm thì bị anh Chuyên và người thân phát hiện bắt giữ.

sd
Đối tượng Nguyễn Thành Luân tại tòa phúc thẩm

Ngày 30-11-2020, TAND huyện Cư Kuin đã xử sơ thẩm vụ án hình sự và tuyên phạt Nguyễn Thành Luân 14 tháng tù về tội trộm cắp tài sản. Sau đó, Luân kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt cho hưởng án treo.

Điều đáng nói, trong thời gian kháng cáo chờ Tòa cấp phúc thẩm đưa ra xét xử, ngày 7-1-2021, Luân đã bị Công an TP. Buôn Ma Thuột bắt giữ để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản. Khám xét nơi ở của Luân tại phường Ea Tam, lực lượng chức năng thu giữ 270 gam hêrôin, 174 kg pháo nổ, 2 khẩu súng quân dụng, 2 khẩu súng tự chế, 24 cây dao rựa, mã tấu, 210 tượng gỗ và nhiều tài sản trộm cắp khác. Luân khai nhận, đã gây ra gần 30 vụ trộm cắp ở 2 tỉnh Đắk Lắk và Đăk Nông. Hiện, Công an TP. Buôn Ma Thuột đã ra quyết định khởi tố đối tượng Nguyễn Thành Luân 4 tội danh gồm: Trộm cắp tài sản, mua bán trái phép chất ma túy, tàng trữ vũ khí quân dụng và tàng trữ hàng cấm.

Lê Thành


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.