Tìm hiểu về Luật Xử lý vi phạm hành chính
46. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thẩm quyền như thế nào trong xử phạt vi phạm hành chính?
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 1.000.000 đồng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng.
47. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có thẩm quyền như thế nào trong xử phạt vi phạm hành chính?
Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
+ Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
48. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền như thế nào trong xử phạt vi phạm hành chính?
Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 7.500.000 đồng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 7.500.000 đồng.
49. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền như thế nào trong xử phạt vi phạm hành chính?
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
+ Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
50. Chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ có thẩm quyền như thế nào trong xử phạt vi phạm hành chính?
Chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 500.000 đồng.
51. Trong xử phạt vi phạm hành chính, Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có thẩm quyền như thế nào?
Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 2.500.000 đồng;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
+ Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
52. Trong xử phạt vi phạm hành chính, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự có thẩm quyền như thế nào?
Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
+ Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
(Còn nữa)
Đăng Hưng
Ý kiến bạn đọc