Multimedia Đọc Báo in

Dạy học lịch sử địa phương sao cho hiệu quả?

06:10, 12/04/2015
Dạy lịch sử địa phương không chỉ trang bị kiến thức mà còn giáo dục cho học sinh biết yêu mến, tự hào và tự giác tham gia xây dựng quê hương.

 Thời gian qua, việc dạy và học các tiết lịch sử địa phương chưa được quan tâm đúng mức ở các trường học. Nhiều người vẫn xem chương trình lịch sử Việt Nam và thế giới mới là phần chính thống, còn lịch sử địa phương chỉ là những tiết phụ. Số tiết lịch sử địa phương được đưa vào khung chương trình chỉ từ 2-4 tiết, tài liệu, cách thức giảng dạy… còn nhiều hạn chế. Lịch sử địa phương lại không nằm trong chương trình thi cử nên rất ít học sinh quan tâm.

Không hiểu biết lịch sử địa phương nơi mình sinh sống thì không thể nói là hiểu biết về lịch sử dân tộc một cách đầy đủ bởi lịch sử địa phương là một phần của lịch sử dân tộc. Để dạy học lịch sử địa phương thật sự hiệu quả, các trường học cần đặt tượng đài, tóm tắt tiểu sử cụ thể của anh hùng dân tộc địa phương mà trường mình mang tên để giáo dục truyền thống cho học sinh trong những giờ ngoại khóa. Hằng năm, các trường cần tổ chức cho học sinh tham quan các di tích lịch sử của địa phương. “Mắt thấy, tai nghe”, học sinh sẽ thêm hiểu về quá khứ lịch sử hào hùng của địa phương. Các trường cũng cần dành thời gian hướng dẫn học sinh tìm hiểu tại địa phương, nơi mình đang sinh sống và học tập có những ngôi trường nào, con đường nào, đền thờ, tượng đài nào mang tên danh nhân lịch sử.

Có thể đưa lịch sử địa phương vào nội dung kiểm tra một tiết, kiểm tra học kỳ, thậm chí ở những kỳ thi có tính chất quan trọng nhằm tạo thêm động lực dạy và học cho giáo viên và học sinh. Qua đó, giúp giáo viên đánh giá được mức độ tiếp thu kiến thức và thái độ học tập của học sinh để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử địa phương.

Ngô Mã Thiên

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.