Multimedia Đọc Báo in

Gần 3.000 học sinh tham gia Chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2013

16:23, 20/01/2013

Sáng 19-1, tại Trường Đại học Tây Nguyên, Báo Tuổi trẻ phối hợp với Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT Dak Lak tổ chức Chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2013.

Gần 3.000 học sinh của 20 trường THPT trên địa bàn tỉnh Dak Lak  và 1 trường THPT của huyện Cư Jut (tỉnh Dak Nông) đã tham dự.

Học sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh năm 2013
Học sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh năm 2013 tại buổi tư vấn

Đây là chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp đầu tiên đến với học sinh trong năm 2013 để định hướng nghề nghiệp cũng như tư vấn tuyển sinh, giúp học sinh chuẩn bị tốt nhất cho kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ sắp tới.

Một bạn học sinh đang đặt câu hỏi với Ban tư vấn
Học sinh đặt câu hỏi nhờ tư vấn

Điểm mới của chương trình tư vấn tuyển sinh năm nay là ngoài chia sẻ một số thông tin chung, giải đáp những thắc mắc liên quan về kỳ thi tuyển sinh năm 2013, các chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn tuyển snh còn cung cấp cho học sinh kết quả thi tuyển của học sinh Dak Lak năm 2012, làm cơ sở giúp các em chọn ngành chọn nghề phù hợp .

PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đang tư vấn - Ảnh: T.B.D
Thành viên Ban tư vấn giải đáp thắc mắc cho học sinh

Cũng như những đợt trước, sau phần tư vấn chung học sinh đã được tư vấn chuyên sâu theo nhóm ngành nghề: khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, xây dựng, giao thông, cơ khí, điện tử; kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh và khoa học xã hội, sư phạm, ngoại ngữ, luật, quân đội, công an, y dược, nông lâm. Nhiều câu hỏi thiết thực liên quan đến chọn ngành, chọn nghề, việc học tập ở đại học, nhu cầu nhân lực trong tương lai... đã được các chuyên gia trong từng lĩnh vực ngành nghề giải đáp, giúp học sinh chọn ngành học phù hợp với năng lực, sở thích và điều kiện kinh tế gia đình.

Nguyên Hoa
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.