Multimedia Đọc Báo in

Cậu học trò nghèo nuôi giấc mơ được phục vụ trong quân đội

08:54, 27/09/2010

Đó là em Vũ Văn Tý, lớp 12 C1 Trường THPT Nguyễn Trường Tộ, xã Ea Riêng, huyện M’Drak.
Cha mẹ chia tay khi em còn rất nhỏ, Tý về sống với ông bà nội, lâu lâu cha mới đến thăm một lần. Sớm chịu thiệt thòi về tình cảm, nên Tý đã có ý thức tự lập từ nhỏ. Mọi sinh hoạt hằng ngày em đều tự lo liệu, không để ông bà phiền lòng.

Vũ Văn Tý cùng chiếc xe đạp cũ trên đường tới trường.
Vũ Văn Tý cùng chiếc xe đạp cũ trên đường tới trường.
Suốt các năm tiểu học và THCS, trong khi các bạn được cha mẹ đưa đón hoặc tự đạp xe đi học thì em phải thường xuyên lội bộ đến lớp, vậy mà năm nào em cũng đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. “Những điểm mười, giấy khen đạt được là phần thưởng mà em muốn dành tặng ông bà. Em luôn cố gắng học thật giỏi để ông bà không phải phiền lòng”, Tý tâm sự. Năm 2008, Tý thi đỗ vào Trường THPT Nguyễn Trường Tộ, cách nhà hơn 5 km, không gần để đi bộ như trước được nữa. Thương cháu đi học xa, ông nội đã trích một phần lương hưu mua chiếc xe đạp cũ để Tý hằng ngày đến trường đỡ vất vả hơn, cũng là món quà động viên Tý vươn lên trong học tập. Ông bà nội đã ngoài 60 tuổi, không còn khỏe như xưa nên em trở thành lao động chính trong nhà. Ngoài giờ học trên lớp, em thay ông bà lên rẫy cuốc cỏ, hái cà phê, bẻ bắp... Không có thời gian để đi học thêm, rảnh rỗi là đi làm rẫy nhưng tối về Tý vẫn cố thức khuya chuẩn bị bài để ngày mai lên lớp; em học đều các môn, trong đó khá nhất là môn sinh học. Hỏi về ước mơ sau này, Tý tâm sự: “Em sẽ gắng học thật tốt các môn tự nhiên để năm tới thi vào một trường đại học quân đội, em rất thích được khoác trên mình bộ quân phục để rèn luyện mình và phục vụ Tổ quốc”.

 

Lệ Văn

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Huyện Krông Pắc: Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới
Tại huyện Krông Pắc, Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” được triển khai đã tác động tích cực đến đời sống, nâng cao nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của phụ nữ nói riêng và người dân trong cộng đồng nói chung.