Multimedia Đọc Báo in

Cô học trò mồ côi cần giúp đỡ

10:15, 21/09/2010

Hoàn cảnh của Trịnh Thị Minh Thảo (lớp 5B, Trường Tiểu học Kim Đồng, TP. Buôn Ma Thuột) rất đáng thương tâm và đang cần sự giúp đỡ của cộng đồng.

Cha bỏ đi khi em chưa chào đời, 5 tuổi mồ côi mẹ, ở với bà ngoại tại tổ 7, khối 9, phường Tân Hòa, TP. Buôn Ma Thuột, Thảo chỉ biết chăm chỉ học thật tốt để bà vui lòng. Bà Thảo năm nay đã gần 70 tuổi, già yếu không làm gì được, hai bà cháu sống nhờ sự trợ giúp của người bác ruột Thảo. Nhưng hoàn cảnh của gia đình bác cũng không lấy gì làm khấm khá hơn, mỗi tháng chỉ có thể chu cấp cho hai bà cháu 500.000 đồng. Với số tiền đó, bà cháu Thảo phải thật dè xẻn mới có thể đắp đổi qua ngày. Thảo đi học, hàng xóm người cho quyển sách, tập vở, người cho bộ bàn ghế cũ để ngồi học. 4 năm học ở Trường Tiểu học Kim Đồng, Thảo luôn đạt học sinh giỏi. Năm nào Thảo cũng đi thi vở sạch chữ đẹp, năm học vừa qua (2009-2010) em đạt giải vở sạch chữ đẹp cấp thành phố.

Em Thảo đang chuẩn bị học bài mới.
Em Thảo đang chuẩn bị học bài mới.
Cuộc sống vất vả và chật vật cứ thế trôi đi, nhưng trớ trêu thay, bước vào năm học mới, người bác mắc căn bệnh ung thư giai đoạn cuối! Nói về cô học trò nghèo khó, bất hạnh của mình, thầy Nguyễn Thừa Thảo, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Hoàn cảnh của Thảo thật đáng thương, bản thân rất nỗ lực để học tốt, nhà trường luôn tạo điều kiện giúp đỡ em nhưng chỉ trong phạm vi có thể mà thôi… ”

Con đường học tập của cô bé mồ côi, hiếu học đang gặp nhiều khó khăn, rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng. Mọi sự giúp đỡ, xin chuyển về địa chỉ: Vũ Xuân Thuyền. Tổ 7, khối 9, phường Tân Hòa, TP. Buôn Ma Thuột hoặc Quỹ “Tấm lòng vàng”, báo Dak Lak, số 23 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột.

 

Đỗ Lan

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Huyện Krông Pắc: Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới
Tại huyện Krông Pắc, Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” được triển khai đã tác động tích cực đến đời sống, nâng cao nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của phụ nữ nói riêng và người dân trong cộng đồng nói chung.