Multimedia Đọc Báo in

Bạn đọc viết

Đường chưa làm xong đã hỏng (!)

09:19, 02/08/2011

Tỉnh lộ 1 nối thành phố Buôn Ma Thuột với các huyện biên giới Ea Súp và Buôn Đôn là tuyến đường huyết mạch, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và củng cố quốc phòng-an ninh. Với tổng chiều dài hơn 60km, vào thời điểm đầu những năm 2000, khi con đường mới được đầu tư nâng cấp từ đường cấp phối miền núi lên đường bê tông nhựa nóng, tỉnh lộ 1 được Bộ Giao thông-Vận tải xếp hạng là “Một trong những con đường đẹp nhất Việt Nam”!. Thế nhưng, chỉ sau 7 năm kể từ thời điểm được đầu tư xây dựng mặt đường bê tông nhựa nóng, tỉnh lộ 1 đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều đoạn lầy lội, bong tróc, tạo những “ổ trâu, ổ voi”, khiến việc đi lại hết sức khó khăn.

Một trong nhiều vị trí mặt đường của Tỉnh lộ 1 bị hư hỏng khi đang nâng cấp, đoạn qua xã Krông Na, huyện Buôn Đôn.
Một trong nhiều vị trí mặt đường của Tỉnh lộ 1 bị hư hỏng khi đang nâng cấp, đoạn qua xã Krông Na, huyện Buôn Đôn.
Năm 2011, tỉnh ta tiếp tục đầu tư nâng cấp tỉnh lộ 1 với quy mô mở rộng mặt đường, đổ thêm lớp bê tông nhựa nóng dày 10cm. Thế nhưng, những ngày cuối tháng 7 này, khi đi trên tỉnh lộ 1, đoạn đang nâng cấp, ngang qua xã biên giới Krông Na (huyện Buôn  Đôn), chúng tôi nhận thấy, nhiều vị trí mới vừa thảm xong một lớp bê tông nhựa nóng đã bị nứt loang lổ. Có nơi, lớp bê tông nhựa bị bong lên tạo thành vũng lầy rộng và dài tới vài mét. Chỉ cần quan sát bằng mắt thường cũng có thể thấy, chất lượng nâng cấp tỉnh lộ 1 không bảo đảm, phần đường mở rộng thêm không được san ủi, lu lèn kỹ nên khi thảm thêm lớp nhựa đã bị lún sụt và hư hỏng.

Thiết nghĩ, với kinh phí đầu tư nâng cấp hàng chục tỷ đồng, mà đường chưa nâng cấp xong đã hỏng như hiện nay, các cơ quan chức năng của tỉnh cần sớm vào cuộc để kiểm tra, chấn chỉnh.

Bình Định

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.