Multimedia Đọc Báo in

Bơm giật, bơm nối móc túi khách hàng

10:17, 11/05/2012

Khi bơm xăng, người bán xăng cứ vừa bấm vừa nhả cò thì gọi là bơm giật. Còn khi vừa bơm xăng cho người này xong lại cứ thế bơm tiếp cho người khác mà không bấm công tắc trở về số 0 thì gọi là bơm nối. Đây là hai cách bơm khá phổ biến ở các cây xăng hiện nay.

Theo các nhà chuyên môn, với cách bơm giật hoặc bơm nối như vậy, lượng xăng thực tế được bơm ra sẽ ít hơn so với chỉ số xăng hiện trên bảng điện tử. Tức là cây xăng đã bơm thiếu cho khách hàng. Khách hàng nhận được số xăng ít hơn so với số tiền mình bỏ ra. Rõ ràng bơm giật, bơm nối là những thủ thuật tinh vi để móc túi khách hàng. Nhiều cây xăng đã kiếm lời bất chính bằng những chiêu trò này.

Nhằm ngăn chặn tình trạng bơm nối, các cơ quan chức năng đã có qui định các cây xăng phải luôn trả lại số “ 0 ” trước khi bơm xăng cho khách. Có nhiều cơ sở kinh doanh xăng dầu đã thực hiện tốt qui định này. Nhưng bên cạnh đó cũng còn không ít các cây xăng vẫn còn kiểu bơm nối khi đổ xăng cho khách, hiện tượng bơm giật thì vẫn diễn ra thường xuyên.

Về phía khách hàng, khi mua xăng, trước việc nhân viên cây xăng bơm nối, bơm giật hầu như chẳng ai có phản ứng gì. Người không biết thì đã đành, còn người biết thì hoặc là do ngại va chạm phiền phức hoặc là do cả nể nên đành tặc lưỡi bỏ qua. Đã có trường hợp, khách hàng có ý kiến về cách bơm của người bơm xăng thì nhận được những cái nhìn khó chịu hoặc thái độ hằn học. Rốt cuộc, với tâm lý “một điều nhịn, chín điều lành”, người tiêu dùng đành bấm bụng chịu thiệt.

Để chấm dứt tình trạng này và nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần có những qui định cụ thể, những chế tài đủ mạnh buộc các cơ sở kinh doanh xăng dầu phải đong đủ định lượng khi bán hàng cho khách. Khách hàng cũng cần có sự hiểu biết và có thái độ kiên quyết trước những hành vi gian lận đó. Đó cũng là một cách tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Ama Hưng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.