Multimedia Đọc Báo in

Các thầy thuốc Khoa Y học cổ truyền (Bệnh viện Đa khoa TP. Buôn Ma Thuột) tận tình, chu đáo với người bệnh

14:06, 26/05/2012

Vừa qua, tôi phải vào điều trị bệnh đau nhức vai gáy và thoái hóa đốt sống cổ tại Khoa Y học cổ truyền (Bệnh viện Đa khoa TP.Buôn Ma Thuột). Trong mười ngày nằm viện, tôi và các bệnh nhân nội trú đã có những ấn tượng tốt đẹp về tấm lòng “lương y như từ mẫu” của các y, bác sĩ khoa Y học cổ truyền.

Ấn tượng đó không chỉ đến từ sự chăm sóc tận tình, chu đáo mà còn từ sự đón tiếp niềm nở, nhiệt tình, những lời động viên ân cần của các bác sĩ, điều dưỡng, y sĩ, kỹ thuật, hộ lý trong khoa. Mỗi ngày, bệnh nhân chúng tôi nhiều lần được các thầy thuốc trong khoa chăm sóc: buổi sáng thì được các y sĩ, kỹ thuật viên châm cứu, mátxa, xoa bóp, ấn huyệt, chiếu đèn tia hồng ngoại vào những chỗ đau nhức; buổi trưa thì được các y sĩ phát thuốc uống đến từng người; buổi tối, sau khi bệnh nhân uống thuốc lần hai, các y bác sĩ trực ca đêm lại đến từng giường bệnh đo huyết áp. Những bệnh nhân đau cột sống lưng được phát hình vẽ minh họa  rất trực quan, dễ hiểu và được hướng dẫn tập luyện theo hình vẽ. Bên cạnh đó, các hộ lý của khoa ngày nào cũng lau chùi, quét dọn 2, 3 lần khiến phòng bệnh sạch sẽ, gọn gàng; chăn, drap, gối, màn thường xuyên được thay giặt thơm tho. Trong những ngày ở đây, bệnh nhân chúng tôi nhận thấy, dưới sự chỉ đạo của bác sĩ trưởng khoa và điều dưỡng trưởng, nề nếp trong khoa từ giao ban, giờ làm việc, giờ trực đều được thực hiện rất nghiêm túc, nhịp nhàng.

Sau những ngày được điều trị tại bệnh viện, nhờ sự chăm sóc tận tình, chu đáo của các y bác sĩ), tôi và nhiều bệnh nhân khác đã xuất viện, bệnh đã bớt nhiều (giảm 80-90%). Xin gửi lời tri ân đến những thầy thuốc Khoa Y học cổ truyền (Bệnh viện Đa khoa TP.Buôn Ma Thuột).

Nguyễn Đình Lượng (Tổ dân phố 6, phường Tân An, TP.Buôn Ma Thuột)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.