Multimedia Đọc Báo in

Cần sớm sửa chữa đoạn đường giao thông bị sạt lở tại buôn Dak Rơmic (huyện Lak)

07:59, 24/07/2012

Đường giao thông liên thôn đi qua 6 buôn (gồm buôn Dak Rơmic, Rchai A, Rchai B, Dông Hăk, Trang Yôk, và Liêng Krăc) được xem là tuyến đường huyết mạch của xã Krông Nô (huyện Lak).

Tuy nhiên, từ hơn 1 năm trở lại đây, đoạn đường nằm gần bờ sông Đầm Rog thuộc buôn Dak Rơmic thường xuyên bị sạt lở, gây cản trở giao thông, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông. Đặc biệt,  một tháng qua, đoạn đường này đã sạt lở nghiêm trọng tạo thành một hố sâu 6 – 7 m, kéo dài trên 2 m, lòng đường rộng khoảng 5m đến nay đã bị sạt lở hơn 4m, rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Theo một số người dân, thời gian gần đây, tại đoạn đường này thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn; trong đó, nghiêm trọng nhất là vụ tai nạn xảy ra vào lúc 19 giờ ngày 17-7, ông Bùi Văn Hình (SN 1961), hiện đang cư trú tại buôn Ba Yang, xã Krông Nô, khi đi qua đoạn đường này, cả người và xe đã bị rơi xuống hố sâu nơi sạt lở dẫn đến tử vong.

 Ông Đỗ Thành Tâm, một người dân buôn Đak Rơmic cho biết: “Đường sạt lở, lòng đường còn lại quá nhỏ, gập ghềnh khó đi. Người đi bộ đi qua vốn đã không an toàn, nhất là nguy cơ trẻ nhỏ dễ bị rơi xuống hố sâu”. Mặc dù đoạn đường này bị sạt lở đã lâu, song vẫn không thấy cơ quan chức năng khắc phục, sửa chữa; trong khi đoạn đường sạt lở này nằm ở khúc cua khuất và xuống dốc mà 2 bên đường lại không có biển báo nguy hiểm nào giúp người tham gia giao thông biết để giảm tốc độ khi xuống dốc. Trước tình trạng trên, người dân ở khu vực này đã chặt một số cây xanh loại nhỏ chắn ngăn đường để báo hiệu cho người tham gia giao thông giảm tốc độ.

Người dân địa phương rất mong các cấp, các ngành có liên quan và chính quyền địa phương sớm khắc phục, sửa chữa đoạn đường trên để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến đường này.

 Vy Thủy


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.