Multimedia Đọc Báo in

Cần xử lý triệt để lò mổ heo gây ô nhiễm môi trường

08:20, 24/10/2012

Theo phản ánh người dân sống xung quanh khu vực lò mổ heo của hộ ông Trần Đức Quang (thôn 2, xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột), từ nhiều năm nay lò mổ này gây ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng.

Có mặt tại cơ sở giết mổ của ông Quang, chúng tôi đã chứng kiến cảnh nước thải chưa được xử lý chảy tràn ra khoảng đất trống cạnh lò mổ, gây mùi hôi thối khó chịu dù lúc đó không phải lúc giết mổ heo. Trước đây, chủ cơ sở đã xây dựng một hầm chứa, nhưng hiện đang bị hư hỏng nên nước thải chảy ra tràn lan gây mùi hôi thối khó chịu. Theo những người dân sống trong khu vực cho biết, lò mổ heo của gia đình ông Trần Đức Quang đưa vào hoạt động hơn 10 năm nay, trung bình mỗi ngày giết mổ khoảng 10 đến 15 con, vào dịp Tết tăng gấp nhiều lần. Ông N một người dân sống gần lò mổ bức xúc nói, từ khi lò mổ này đi vào hoạt động, mọi sinh hoạt và môi trường sống của nguời dân nơi đây đều bị thay đổi. Ban ngày phải ngửi mùi phân heo bốc lên nồng nặc; ban đêm từ 2 giờ sáng trở đi thì ngủ không yên giấc bởi tiếng heo kêu, xe máy nổ và cả tiếng người buôn bán cãi cọ. Đáng lo nhất là việc nước thải được đưa vào hầm rút thủ công mà chưa qua xử lý sẽ phần nào ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt của người dân trong khu vực. Không những thế, sau các chuyến đi chở heo từ các nơi tập trung về đây chờ giết mổ, các tài xế lại vô tư rửa xe xả chất thải ra đường gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Được biết, trước đó Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) đã đến kiểm tra và nhắc nhở chủ cơ sở, nhưng đến nay tình trạng ô nhiễm trên vẫn chưa được khắc phục.

Thiết nghĩ, để bảo đảm an toàn vệ sinh và tránh gây ô nhiễm môi trường, các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý triệt để cơ sở giết mổ tại nhà. Đồng thời, cần quy hoạch các điểm giết mổ tập trung nhằm xây dựng hệ thống giết mổ công nghiệp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thúy Hồng 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.