Multimedia Đọc Báo in

Huyện Ea H’leo: Rác thải ngập đường liên xã Ea Ral - Cư Mốt

09:10, 29/10/2012

Hơn 3 tháng nay, mỗi khi qua lại tuyến đường liên xã Ea Ral- Cư Mốt (huyện Ea H’leo), cách ngã ba chợ km92 của xã Ea Ral khoảng 100m, người đi đường đều cảm thấy mùi hôi, khó chịu vì bãi rác thải nằm ngay trên đoạn đường nhựa vừa mới làm xong.


Bãi rác thải dài 20m, rộng gần 3m (trong ảnh) đã và đang bốc mùi hôi thối nồng nặc, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho những hộ sinh sống gần đó cũng như những người có việc phải lưu thông trên đoạn đường này. Theo ông Lê Ngọc Lý, một trong những hộ gia đình ở gần bãi rác cho biết: Do ý thức tự giác tham gia giữ vệ sinh môi trường công cộng của không ít hộ dân ở các thôn 2, 3 cũng như các hộ bán hàng ăn uống gần khu vực chợ km92 còn kém, nên thay vì tìm cách xử lý rác thải sinh hoạt của gia đình phù hợp thì họ lại vô tư cho vào bao tải, túi bóng rồi chở ra đây vứt bừa bãi trên đường nhựa. Mỗi nhà một bao, khi ít khi nhiều, tích tụ lâu ngày nên đoạn đường nhựa mới làm đẹp đã trở thành nơi chứa rác…

Để đường giao thông nông thôn không còn ngập đầy rác thải sinh hoạt, mất vệ sinh, góp phần thực hiện nếp sống văn minh ở khu dân cư, đề nghị chính quyền xã Ea Ral sớm có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn nạn đổ rác thải trên đường như thời gian qua; song song đó là tăng cường công tác tuyên truyền, tích cực vận động bà con nhân dân ở địa phương cùng tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường công cộng, đổ rác thải đúng nơi quy định; tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử phạt nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm.

Ngọc Tài


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.