Multimedia Đọc Báo in

Xóm Ma Vàng cần lắm một cây cầu

15:37, 15/10/2013
Xóm Ma Vàng thuộc thôn 8, xã Ea H’leo (huyện Ea H’leo) hiện có 90 hộ gia đình, với hơn 350 nhân khẩu. Đây là đơn vị hành chính cuối cùng của thôn 8, tuy chỉ cách trung tâm xã Ea H’leo chưa đầy 6km, nhưng điều đáng nói, suốt hơn 10 năm qua cư dân của xóm này luôn chịu cảnh đi lại khó khăn bởi xóm nằm bên kia bờ con suối Oóc và việc có một chiếc cầu kiên cố bắc qua con suối này luôn là ước mơ của người dân nơi đây.

 

Chiếc cầu tạm bằng gỗ bắc qua suối Oóc đang trong tình trạng hư hỏng.
Chiếc cầu tạm bằng gỗ bắc qua suối Oóc đang trong tình trạng hư hỏng.

Ông Trịnh Văn Toán, Trưởng xóm Ma Vàng cho biết: “Trước đây mỗi khi có việc đi lại giữa các thôn hay lên xã, lên huyện, đi khám bệnh lúc đau ốm… người dân trong xóm đều phải bơi qua suối, hoặc đi đường vòng xa cả chục cây số, chịu đựng cái cảnh oái oăm “gần nhà xa ngõ”. Tội nhất là bọn trẻ, để được đến trường học chữ, tụi nó buộc phải gồng mình băng qua suối với bao hiểm nguy rình rập. Một thời gian sau bà con trong xóm bàn bạc, thống nhất huy động công sức làm một chiếc cầu tạm bằng gỗ. Tuy nhiên, cây cầu này chỉ có thể đi lại trong mấy tháng mùa khô mà thôi, còn vào mùa mưa thì nó trở nên rất nguy hiểm…”.

Ông Nguyễn Xuân Đạm, Thôn trưởng thôn 8 cho biết: “Việc thiếu cây cầu kiên cố bắc qua con suối Oóc không chỉ gây khó khăn trong việc đi lại mà còn tạo ra nhiều rào cản khác về kinh tế của hơn 300 con người của xóm Ma Vàng. Mấy năm vừa qua, chúng tôi cũng đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền quan tâm, tạo điều kiện xây cầu giúp dân xóm Ma Vàng ổn định cuộc sống. Nhưng theo cơ quan chức năng cho biết hiện do thiếu kinh phí nên kế hoạch vẫn chưa thực hiện được. Chúng tôi cũng đành “bó tay” và chỉ biết động viên bà con xóm Ma Vàng chờ đợi…”.

Trần Mai


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.