Multimedia Đọc Báo in

Bất cập trong việc nộp phí sử dụng đường bộ

21:44, 14/12/2013
Theo quy định tại Điểm g, Khoản 3, Điều 33 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2-4-2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 8, Điều 1 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19-9-2013 của Chính phủ, hành vi không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
 
Ngày 15-11-2012, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 197/2012/TT-BTC hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện quy định các đối tượng được miễn phí sử dụng đường bộ, trong đó có hộ nghèo (khoản 7 Điều 3 Thông tư số 197/2012/TT-BTC). Qua  thực tiễn triển khai đã xuất hiện nhiều rắc rối cho chủ phương tiện khi tham gia giao thông cũng như lực lượng tuần tra kiểm soát giao thông khi yêu cầu chủ phương tiện chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ nộp phí hoặc chứng minh đối tượng được miễn là hộ nghèo.

Các chủ phương tiện thực hiện việc kê khai và nộp phí sử dụng đường bộ tại xã, phường, thị trấn sẽ được cấp biên lai thu phí. Tuy nhiên, vì lý do không cẩn thận làm mất hoặc không mang theo khi điều khiển phương tiện giao thông, khi lực lượng tuần tra kiểm soát giao thông ra tín hiệu dừng xe để kiểm tra, trong đó có kiểm tra việc chấp hành nộp phí sử dụng đường bộ thì người điều khiển phương tiện phải chứng minh như thế nào khi không có biên lai thu phí. Đối với các trường hợp miễn nộp phí sử dụng đường bộ là hộ nghèo, khi tham gia giao thông phải bắt buộc phải mang theo sổ hộ nghèo, nếu không mang hoặc không chứng minh là hộ nghèo thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Ngoài ra, trong rất nhiều trường hợp chuyển quyền sử dụng phương tiện đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi nên việc thực thi quy định nói trên còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn: người sử dụng phương tiện mua lại từ nhiều chủ sở hữu khác nhưng chưa sang tên đổi chủ thì phải mua phí sử dụng phương tiện cho người có tên trong giấy đăng ký sở hữu hay mua cho cá nhân mình sử dụng; hoặc nhiều trường hợp chủ sở hữu cho người khác mượn phương tiện khi tham gia giao thông thì việc xác định phương tiện đã nộp phí sử dụng đường bộ sẽ rất khó khăn. Bên cạnh đó, có thể xuất hiện nhiều trường hợp giả mạo biên lai thu phí của UBND xã, phường, thị trấn thì liệu lực lượng tuần tra kiểm soát giao thông có chứng minh biên lai nộp phí này thật hay giả được hay không?...

Việc nộp phí sử dụng đường bộ là chính sách đúng nhằm tạo nguồn kinh phí để sửa chữa, bảo trì và nâng cấp các công trình giao thông, qua đó góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai đã phát sinh nhiều khó khăn, bất cập cần có biện pháp tháo gỡ để việc nộp phí sử dụng đường bộ được triển khai nghiêm túc, triệt để.

Đỗ Văn Nhân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.