Multimedia Đọc Báo in

Nhập nhằng việc thu phí dịch vụ vệ sinh

11:08, 03/06/2015
Theo một số hộ dân ở phường Tân Thành (TP. Buôn Ma Thuột) họ chưa ký kết hợp đồng dịch vụ thu gom, xử lý rác thải với Công ty TNHH Một thành viên Quản lý Đô thị và Môi trường Dak Lak nhưng hằng tháng vẫn có nhân viên của Công ty đến thu phí dịch vụ vệ sinh.
 
Trong phiếu thu không in tên chủ hộ, số hợp đồng, ngày tháng và tên người thu tiền mà chỉ có số tiền (25.000 đồng) in sẵn bằng mực đỏ và số nhà viết bằng tay. Khi người dân thắc mắc vì sao Công ty chưa ký hợp đồng mà đã thu tiền phí dịch vụ thì nhân viên bỏ đi, hoặc chỉ trả lời gia đình cứ đóng tiền trước rồi có người đưa hợp đồng đến sau. Anh T.Q.D, một hộ dân ở phường Tân Thành cho biết, từ khi đến sinh sống trong khu dân cư này đã 5 năm nhưng chưa có người nào đến làm hợp đồng cũng như thu tiền phí vệ sinh. Mặc dù có lần anh đã báo với Công ty TNHH Một thành viên Quản lý Đô thị và Môi trường Dak Lak nhưng vẫn không thấy động thái nào từ đơn vị này. Quả thực, với lệ phí dịch vụ vệ sinh 25.000 đồng/hộ/tháng ở các phường và 20.000 đồng/hộ/tháng ở địa bàn xã vùng ven thành phố đối với các hộ dân chẳng đáng là bao. Tuy nhiên, với việc thu nhập nhằng như vậy không khỏi gây khó chịu cho người dân; điều đáng nói ở đây là những phiếu thu này không biết là phiếu thật hay giả bởi thực tế ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đã xuất hiện tình trạng các đối tượng lừa đảo sử dụng hóa đơn giả, mạo danh nhân viên công ty môi trường đô thị hoặc dùng thủ đoạn nhập nhằng để "móc túi" người dân trong việc thu phí dịch vụ vệ sinh.

Thiết nghĩ, phía Công ty TNHH Một thành viên Quản lý Đô thị và Môi trường Dak Lak sớm giải thích rõ vấn đề này cũng như kịp thời triển khai hợp đồng với các hộ gia đình, tổ chức, đơn vị chưa đăng ký dịch vụ thu gom, xử lý rác thải để công tác bảo vệ môi trường ngày càng có hiệu quả ; đồng thời, góp phần hạn chế thất thu phí dịch vụ vệ sinh trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột.

Tam Giang


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.