Multimedia Đọc Báo in

Để những món quà từ thiện mang lại hiệu quả thiết thực hơn…

08:45, 13/01/2016

Xã Ea Yiêng (huyện Krông Pắc) có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm trên 70% dân số, hằng năm vẫn còn nhiều hộ thiếu đói vào thời điểm giáp hạt.

Hằng năm, xã Ea Yiêng đón tiếp khoảng 20 đoàn từ thiện về thăm và tặng quà cho đồng bào nghèo trên địa bàn với giá trị hàng tỷ đồng. Các món quà chủ yếu là các nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ đời sống hằng ngày như gạo, mì tôm, dầu ăn, nước mắm, bột ngọt, muối… Ngoài ra, còn có cả quần áo, sách vở cho học sinh và các hoạt động khám bệnh, cấp phát thuốc cho người nghèo. Những món quà từ thiện của các nhà hảo tâm có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc chia sẻ, giúp đỡ khó khăn của người dân. Ông Nguyễn Huy Hoàng, Chủ tịch UBND xã Ea Yiêng cho biết: “Do thường xuyên được nhận quà tặng, có một bộ phận người dân nảy sinh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của các đoàn từ thiện, lười lao động gây khó khăn cho công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương”. Để giải quyết vấn đề này, UBND xã Ea Yiêng đề xuất với các đoàn từ thiện tặng quà theo cách thức mới, đó là thay vì tặng quà các nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt gia đình thì chuyển sang các món quà có thể hỗ trợ người dân cải tạo đất đai, nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển kinh tế như: phân bón, cây giống, vật nuôi… Từ tháng 8-2015 đến nay, bằng phương thức này, xã Ea Yiêng đã tiếp nhận 3 đoàn từ thiện về thăm và trao tặng trên 5 tấn phân bón cùng hàng nghìn cây, con giống và kinh phí xây dựng vườn ươm giống cây trồng cấp phát cho người dân, tổng trị giá gần 100 triệu đồng. Việc làm này đã bước đầu phát huy hiệu quả, nhiều hộ nghèo đã sử dụng những món quà được tặng vào việc cải tạo đất đai, phát triển sản xuất kinh tế, nâng cao thu nhập cho gia đình.

       Quốc Huy


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.