Multimedia Đọc Báo in

Cần có biện pháp xử lý tình trạng bán cây giống không rõ nguồn gốc, không bảo đảm chất lượng

09:08, 10/08/2016

Ngoài 12 cơ sở kinh doanh cây giống là người dân trên địa bàn, hiện nay tại huyện Ea H’leo còn có hàng chục người chở cây giống từ nơi khác đến bán dạo, sẵn sàng vận chuyển cây giống đến tận thôn, buôn vùng sâu cho người có nhu cầu, chủ yếu là những giống cây lâu năm như hồ tiêu, sầu riêng ghép, bơ, cà phê, điều cao sản…

Một điểm bán cây giống tại huyện Ea H’leo.
Một điểm bán cây giống tại huyện Ea H’leo.

Tuy nhiên, đáng lo ngại là trên địa bàn huyện đã xuất hiện tình trạng bán giống cây trồng không rõ nguồn gốc, không bảo đảm chất lượng, gây thiệt hại không nhỏ cho người mua. Để “lòe” người tiêu dùng, nhiều chủ cơ sở cây giống thường treo bảng quảng cáo bán cây giống sầu riêng Thái Lan cơm vàng hạt lép, bơ Booth, cà phê ghép Viện Ea Kmat, hồ tiêu Phú Quốc, Lộc Ninh… nhưng có đúng như quảng cáo không thì ... không ai biết. Thậm chí, vì hám lợi, có những người vẫn cố tình lấy giống ươm từ rẫy cà phê không đạt chuẩn, vườn tiêu đã nhiễm nấm, bệnh rồi bón phân hóa học, thuốc kích thích tăng trưởng cho cây giống để mang bán. Không ít người mua đã thiệt hại hàng chục triệu đồng vì lỡ mua phải cây giống dỏm kiểu này. Như gia đình ông Ama Phen (buôn Blêk, thị trấn Ea Đrăng) vào đầu mùa mưa năm 2015 đã mua 200 bịch tiêu giống của người bán dạo với giá 12.000 đồng/bịch cây giống. Sau khi mua và chở tiêu giống về nhà, ông Ama Phen che đậy và tưới nước cẩn thận, chờ ngày xuống giống. Thế nhưng chỉ 3 ngày sau, 200 bịch tiêu đã chết rũ, kiểm tra mới biết vì bị phun quá nhiều thuốc kích thích, dây tiêu xanh tốt mà chỉ có 1-2 rễ.

Trước thực trạng nói trên, đề nghị ngành chức năng cùng các cấp chính quyền huyện Ea H’leo cần tăng cường quản lý, kiểm tra, có biện pháp xử phạt nghiêm những cơ sở bán cây giống không rõ nguồn gốc, không bảo đảm chất lượng; đồng thời tuyên truyền, khuyến cáo nông dân lựa chọn những cơ sở bán cây giống có uy tín, biết rõ xuất xứ để tránh thiệt hại.        

Ngọc Tài


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.