Multimedia Đọc Báo in

Tan nát đường liên huyện Krông Bông - M'Đrắk

09:11, 27/06/2017

Tuyến đường liên huyện Krông Bông - M’Đrắk, đặc biệt là đoạn qua xã Cư Đrăm (huyện Krông Bông) đã xuống cấp trầm trọng nhiều năm nay nhưng chưa được sửa chữa, gây không ít khó khăn, nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Lưu thông qua các đoạn đường ở buôn Chàm A,  buôn Chàm B và thôn Cư Jắk, xã Cư Đrăm ai cũng cảm thấy ái ngại. Mặt đường đã hư hỏng, bong tróc nặng, chi chit những “ổ gà”, “ổ voi”. Sau những trận mưa to, mặt đường trở thành “ao” chứa nước khiến việc đi lại của người dân vô cùng vất vả. Anh Y Minh Niê, một người dân ở buôn Chàm A cho biết, từ khi bắt đầu vào mùa mưa tuyến đường càng xuống cấp nặng hơn. Cũng do đường xuống cấp, giao thông không thuận tiện nên việc buôn bán nông sản của người dân gặp khó khăn vì bị tư thương ép giá.

Tuyến đường liên huyện Krông Bông - M’Đrắk, đặc biệt là đoạn qua xã Cư Đrăm (huyện Krông Bông) đã xuống cấp trầm trọng nhiều năm nay nhưng chưa được sửa chữa, gây không ít khó khăn, nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Tuyến đường liên huyện Krông Bông - M’Đrắk, đặc biệt là đoạn qua xã Cư Đrăm (huyện Krông Bông) đã xuống cấp trầm trọng nhiều năm nay nhưng chưa được sửa chữa, gây không ít khó khăn, nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ông Trần Thế Thành, Bí thư Đảng ủy xã Cư Pui cũng “kêu trời”: “Từ nhà tôi đến UBND xã phải vượt qua 14 km đường tan nát như vậy. Đều đặn mỗi ngày tôi phải mất 4 lượt đi – về nên thấu hiểu nỗi bức xúc của người dân. Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân đã nhiều lần phản ánh thực trạng con đường này lên cấp trên. Tuy nhiên, chưa biết đến bao giờ đoạn đường này mới được sửa chữa, nâng cấp để việc đi lại của người dân thuận lợi hơn, hạn chế những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra”.

Khả Lê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.