Multimedia Đọc Báo in

Hồi âm bài báo "TP. Buôn Ma Thuột: Thấp thỏm nỗi lo mất an toàn lưới điện khu vực nông thôn"

09:00, 09/08/2018

Ngày 3-8-2018, Báo Đắk Lắk đăng bài viết “TP. Buôn Ma Thuột: Thấp thỏm nỗi lo mất an toàn lưới điện khu vực nông thôn” của tác giả Ngọc Khuê. Nội dung bài báo đề cập đến vấn đề mất an toàn lưới điện tại một số địa bàn thuộc khu vực TP. Buôn Ma Thuột.

Trụ điện bị nghiêng gây mất an toàn ở cụm dân cư xã Hòa Thắng.
Trụ điện bị nghiêng gây mất an toàn ở cụm dân cư xã Hòa Thắng.

Từ những vấn đề mà bài báo phản ánh, Công ty Điện lực Đắk Lắk đã tiến hành kiểm, xác minh và hồi âm để độc giả được rõ:

Về nội dung “Gần 2 năm qua, hơn 13 hộ dân ở cụm 6, thôn 11 xã Hòa Thắng luôn thấp thỏm lo âu trước đoạn dây trần và trụ điện nghiêng, nứt không được sửa chữa…”: Đầu quý II-2018, qua kết quả kiểm tra lưới điện, Điện lực Bắc Buôn Ma Thuột đã lập phương án sửa chữa lưới điện tại khu vực nói trên và đã được Công ty Điện lực Đắk Lắk phê duyệt. Theo phương án, đơn vị sẽ tiến hành thay mới trụ điện bị nghiêng và một số đoạn đường dây do ngành Điện quản lý. Dự kiến trong thời gian từ ngày 6-8 đến 12-8-2018, đơn vị sẽ thi công xong.

Về các nội dung khác: Qua kiểm tra, các nội dung còn lại mà bài báo nêu đều nằm phía sau công tơ. Theo quy định của pháp luật, trách nhiệm đầu tư, bảo đảm an toàn do khách hàng đảm nhận. Tuy nhiên, với vai trò là đơn vị bán điện, Công ty Điện lực Đắk Lắk sẽ thông báo cho khách hàng biết tình trạng mất an toàn của lưới điện để có biện pháp nâng cấp, cải tạo lưới điện cũng như phòng ngừa tai nạn điện xảy ra. Dự kiến trong các năm tới, Công ty Điện lực Đắk Lắk sẽ lập phương án đề nghị Tổng Công ty Điện lực Miền Trung xem xét đầu tư để cấp điện ổn định, an toàn phục vụ nhân dân tại các khu vực mà bài báo nêu.

Công ty Điện lực Đắk Lắk

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.