Multimedia Đọc Báo in

"Loạn" vạch kẻ đường!

09:05, 27/08/2018

Mới đây, tỉnh Đắk Lắk triển khai gói thầu sửa chữa nền, mặt đường Quốc lộ 27, đoạn qua TP. Buôn Ma Thuột (đường Nguyễn Lương Bằng, từ ngã ba Hòa Bình đi Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột), trong đó có hạng mục sơn mới vạch kẻ đường. Đây là gói thầu được đầu tư từ nguồn vốn Quỹ Bảo trì đường bộ, do Ban Quản lý Dự án vốn sự nghiệp (Sở Giao thông vận tải) làm đại diện chủ đầu tư.

Tuy nhiên, sau khi hạng mục sơn mới vạch kẻ đường hoàn thành đã gây nhiều bức xúc cho người tham gia giao thông bởi vạch kẻ đường cũ không được xóa đi, dẫn tới tình trạng “loạn” vạch. Người điều khiển phương tiện giao thông khi đi qua đoạn đường này không biết đi theo vạch nào cho đúng. Thậm chí có đoạn, vạch mới được sơn là vạch đứt, thay cho vạch cũ là vạch liền, nhưng vạch cũ không xóa, dẫn tới tồn tại song song cả vạch đứt, lẫn vạch liền, gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Không chỉ vậy, tình trạng “loạn” vạch kẻ đường còn gây mất mỹ quan, tạo phản cảm cho du khách, vì đoạn đường này dẫn ra Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột. Lý giải về tình trạng trên, ngày 21-8, ông Nguyễn Công Xuân, Giám đốc Ban Quản lý Dự án vốn sự nghiệp (Sở Giao thông vận tải) cho biết: “Do không có kinh phí đầu tư cho việc xóa vạch sơn kẻ đường cũ nên đơn vị thi công không thực hiện”.

Vạch kẻ đường cũ, mới đan xen trên tuyến phố Nguyễn Lương Bằng.
Vạch kẻ đường cũ, mới đan xen trên tuyến phố Nguyễn Lương Bằng.

Thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần khẩn trương chỉ đạo và có biện pháp khắc phục tình trạng này, không thể vì thiếu kinh phí mà để xảy ra tình trạng “loạn” vạch kẻ đường, tồn tại ngay trên cửa ngõ chính dẫn vào TP. Buôn Ma Thuột.

Bình Định


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.